Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

  • Mênh mang sông nước miền Tây

    Mênh mang sông nước miền Tây

    Sắc màu 54 - 15:37, 08/08/2024

    Được thiên nhiên ưu ái với khí hậu nhiệt đới mát mẻ, hệ thống sông ngòi dày đặc, hệ sinh thái nước ngọt phong phú, từ nhiều năm qua, du lịch miền Tây Nam bộ đã và đang ngày càng được mở rộng, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.
  • Để tiếng đàn Chapi còn vang mãi

    Để tiếng đàn Chapi còn vang mãi

    Sắc màu 54 - 07:14, 07/08/2024

    Đàn Chapi là nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Raglay ở huyện miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Cây đàn Chapi đã gắn bó với cộng đồng người Raglay qua nhiều thế hệ, trở thành một nét đẹp văn hoá của người Raglay ở vùng đất nắng gió này. Trong dòng chảy của nhịp sống hiện đại, đàn Chapi vẫn đang được một số nghệ nhân ở Bác Ái gìn giữ và lưu truyền với mong muốn những âm thanh độc đáo của nhạc cụ này sẽ còn vang mãi...
  • Mù Cang Chải được xếp vào danh sách điểm đến mang vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc

    Mù Cang Chải được xếp vào danh sách điểm đến mang vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc

    Sắc màu 54 - 09:46, 06/08/2024

    Mù Cang Chải (Yên Bái) mới đây đã được xếp ở vị trí đầu tiên trong danh sách 25 điểm đến sở hữu vẻ đẹp siêu thực đáng kinh ngạc, theo chuyên trang du lịch Wanderlust Storytellers.
  • Người đàn ông Bru Vân Kiều mang

    Người đàn ông Bru Vân Kiều mang "duyên nợ " với nghề dệt thổ cẩm

    Sắc màu 54 - 09:08, 06/08/2024

    Nghề dệt thổ cẩm xưa nay chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm. Thế nhưng ở miền Tây tỉnh Quảng Trị có một người đàn ông đã dành gần 30 năm tìm tòi, nghiên cứu, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Bru Vân Kiều. Ông không chỉ giỏi dệt thổ cẩm, mà còn cần mẫn đi đến từng bản làng truyền dạy nghề dệt cho nhiều người. Ông là Nghệ nhân Hồ Văn Hồi ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
  • Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch (Bài cuối)

    Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch (Bài cuối)

    Sắc màu 54 - 09:05, 06/08/2024

    Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
  • Để văn hóa là động lực phát triển

    Để văn hóa là động lực phát triển

    Sắc màu 54 - 08:33, 06/08/2024

    Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS và đạt được một số kết quả bước đầu. Đặc biệt, với nguồn lực từ Dự án 6, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Quảng Nam kỳ vọng văn hóa sẽ tạo động lực cho sự phát triển của địa phương.
  • Đánh thức tiềm năng du lịch miền núi xứ Thanh

    Đánh thức tiềm năng du lịch miền núi xứ Thanh

    Sắc màu 54 - 06:30, 06/08/2024

    Khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa có nhiều tiềm năng, dự địa để phát triển du lịch từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào các DTTS. Nhưng, như “nàng công chúa ngủ trong rừng”, các địa phương miền núi của xứ Thanh vẫn chưa thực sự “đánh thức” được nguồn tài nguyên đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đồng thời bảo tồn, quảng bá văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
  • Không gian vùng cao trong triển lãm

    Không gian vùng cao trong triển lãm "Sắc chàm"

    Sắc màu 54 - 18:32, 05/08/2024

    Từ năm 2022 đến nay, hằng năm, Nhóm họa sĩ tỉnh Bắc Kạn - những người có chung niềm đam mê và yêu mến với văn hóa vùng cao, đều tổ chức triển lãm "Sắc chàm" tại TP. Hà Nội. Thông qua ngôn ngữ của đường nét, màu sắc, các tác phẩm cũng đã thể hiện những góc nhìn đặc trưng về thói quen sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng... trong đời sống đồng bào các tỉnh vùng cao phía Bắc, đã thu hút nhiều người đến thưởng lãm.
  • Thăm

    Thăm "thủ phủ" đèn ông sao trước thềm Tết Trung thu

    Sắc màu 54 - 18:03, 05/08/2024

    Nằm cách thành phố Nam Định chưa đầy 10 km, thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) nức tiếng cả nước với nghề làm đèn ông sao truyền thống. Trên mảnh đất ấy, những mạch nguồn văn hóa dân gian vẫn đang được nối dài, để Tết Trung thu thêm đậm đà sắc màu dân tộc.
  • Khiên trong đời sống đồng bào Ca Dong

    Khiên trong đời sống đồng bào Ca Dong

    Sắc màu 54 - 08:32, 05/08/2024

    Khiên là loại công cụ che đỡ, phòng vệ rất hữu ích của đồng bào Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) trên vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuở xưa. Từ xa xưa, khiên đã trở thành biểu tượng cho tinh thần bảo vệ thôn, làng của các chàng trai Ca Dong dũng cảm. Khiên còn được người Ca Dong sử dụng như đạo cụ tham gia những điệu múa cồng chiêng của nam nữ trong các lễ hội truyền thống.