Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Sơn La phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719

Minh Thu - 08:50, 06/06/2024

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã huy động sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân. Qua đó, phát huy hiệu quả nguồn lực từ chương trình, cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Mô hình trồng cà phê theo hướng hữu cơ của Nhân dân bản Ớt Chả, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn (Ảnh: Báo Sơn La)
Mô hình trồng cà phê theo hướng hữu cơ của Nhân dân bản Ớt Chả, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn (Ảnh: Báo Sơn La)

Cải thiện đời sống Nhân dân

Ở bản Ớt Chả, xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, sau khi được tham gia các lớp tập huấn thuộc Chương trình MTQG 1719, năm 2022, anh Hoàng Văn Thiều, đã mạnh dạn cải tạo 2ha cà phê của gia đình theo hướng hữu cơ. Từ khi áp dụng kỹ thuật bấm ngọn, tỉa cành, mỗi năm vườn cà phê mang lại cho gia đình anh Thiều gần 40 tấn quả, với giá bán trung bình 14.000 đồng/kg cà phê, anh Thiều có thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo từ 4-5%/năm; có ít nhất 1 huyện được đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, có 44% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Lường Văn ToánPhó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, đến nay, xã Nà Ớt đã chuyển đổi 92ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, nâng diện tích cây ăn quả lên 428ha. Đồng thời trồng mới 120ha cà phê, nâng tổng diện tích cây cà phê lên 1.000ha, sản lượng trên 2.500 tấn quả/năm, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào trên địa bàn xã.

Cũng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, cuối năm 2022, công trình cấp nước sinh hoạt liên bản Púng Tòng, bản Phổng, bản Lọng Tòng, bản Lạnh, bản Cang và các cơ quan, đơn vị tại trung tâm xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công trình đã giúp trên 600 hộ dân có đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện Sốp Cộp được giao hơn 120 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719. Từ nguồn lực của chương trình, huyện hỗ trợ cho 44 hộ dân mua téc, bồn chứa nước; đầu tư xây dựng 5 công trình nước sinh hoạt tập trung; bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai bản Pu Hao, xã Mường Lạn. Hỗ trợ hơn 34,1 tỷ đồng khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Giải ngân gần 13 tỷ đồng xây dựng các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh...

Người dân nông thôn Sơn La đã được dùng nước sạch
Người dân nông thôn Sơn La đã được dùng nước sạch

Tại huyện Phù Yên, triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, UBND huyện đã giao Ban Quản lý Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững huyện hỗ trợ 5,2 tỷ đồng để trồng mới trên 140ha rừng sản xuất; hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng bảo vệ rừng và trợ cấp gạo trồng rừng cho 305 chủ rừng là các hộ gia đình, cộng đồng tại 9 xã, với tổng diện tích hơn 5.000ha. Qua đó, giúp đồng bào các DTTS có thu nhập ổn định từ rừng.

Cùng với đó, chính quyền huyện Phù Yên hỗ trợ 425 hộ dân mua thiết bị chứa nước sinh hoạt; xây dựng 4 công trình nước sinh hoạt; hỗ trợ đất sản xuất cho 56 hộ, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 69 hộ; sắp xếp, ổn định dân cư cho 40 hộ dân của các bản Suối Thịnh, xã Suối Bau và bản Khoai Lang, xã Mường Thải.

Hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tỉnh đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở cho 179 hộ, đất sản xuất cho 239 hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho 20.722 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho 3.107 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho 30 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Cầu vào bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 1719 (Ảnh: Báo Sơn La)
Cầu vào bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 1719 (Ảnh: Báo Sơn La)

Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Sơn La đạt 21,68 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm bình quân trên 3%/năm, hiện còn 14,41%; 97,55% số xã và 72,81% số bản có đường ô tô đến trung tâm; 72,1% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 94,6% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 97,5% số hộ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Năm 2024, tổng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện 3 Chương trình MTQG của tỉnh Sơn La là hơn 3.454 tỷ đồng. Trong đó, vốn năm 2023 chuyển nguồn sang là gần 1.192 tỷ đồng.

Theo ông Lường Văn Toán, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, đơn vị đang tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La đề xuất, kiến nghị với Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, đổi mới sáng tạo, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống đồng bào DTTS. Tỉnh Sơn La phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo từ 4-5%/năm; có ít nhất 1 huyện được đưa ra khỏi danh sách huyện nghèo; mỗi năm giảm 4-5% hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, có 44% số xã vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn nông thôn mới.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tỉnh đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở cho 179 hộ, đất sản xuất cho 239 hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ kết nối việc làm thành công cho 20.722 lao động; hỗ trợ đào tạo nghề cho 3.107 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho 30 lao động thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.








Tin cùng chuyên mục
Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Ghi ở Sủa Cán Tỷ

Theo chân Phó Chủ tịch xã Cán Tỷ - Sùng Mí De (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) chúng tôi tới thôn Sủa Cán Tỷ làm công tác chuẩn bị cho Ngày Hội Đại đoàn kết toàn dân. Trong lúc chuyện trò cùng Trưởng thôn Vàng Chứ Lềnh về sự đổi thay của thôn bản, ông ngỏ lời mời tôi lên thăm nhà của Lù Mí Thánh – một trong 3 hộ dân của thôn được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố trong năm 2023.