Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy cho vùng DTTS phát triển

Minh Thu - 08:32, 27/05/2024

Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719); nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư, triển khai đồng bộ các hạng mục kết cấu hạ tầng. Từ đó, tạo đòn bẩy phát triển cho vùng đồng bào DTTS.

Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 gióp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.
Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 gióp phần hoàn thiện hệ thống giao thông vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Trị.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình MTQG 1719, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống của người dân. Tính riêng năm 2023, với nguồn lực được giao, toàn tỉnh đã có 96 công trình với tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng được xây dựng tại các địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống

Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã có 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; 99,79% xóm có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá; 100% xóm có điện lưới quốc gia; trên 95% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh ở những nơi cần thiết...

“Nhờ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, ưu tiên các vùng khó, đến nay, cơ sở hạ tầng vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thái Nguyên cơ bản đã được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Năm 2024, hàng chục công trình đang được tiếp tục đầu tư, xây mới, góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người dân vùng khó”, ông Phan Đức Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên chia sẻ.

Tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, thực hiện Chương trình MTQG 1719, địa phương đã ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp người dân miền núi thuận tiện đi lại, buôn bán nông sản, nâng cao đời sống.

Đầu tư làm đường vào tận khu sản xuất tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (Ảnh: VOV).
Đầu tư làm đường vào tận khu sản xuất tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định (Ảnh: VOV).

Đơn cử, như tuyến đường bê tông xi măng dài 1,7 km, rộng 3m, nối từ Nhà văn hóa thôn Vĩnh Thọ đến đập Nước Tân, thuộc xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng đầu tháng 5/2024. Một con đường bê tông xi măng dài gần 1km thuộc địa bàn thôn Vĩnh Phúc cũng vừa được hoàn thành với tổng nguồn vốn gần 3 tỷ đồng. Để có được con đường này, ngoài sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, 20 hộ dân thôn Vĩnh Phúc đã đồng thuận hiến đất, đóng góp ngày công để làm đường.

Theo ông Lê Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh: Năm 2024, huyện được phân bổ hơn 24 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến nay, huyện đã giải ngân hơn 7,1 tỷ đồng, đạt hơn 29% kế hoạch. Trong đó, huyện ưu tiên đầu tư xây dựng 4 công trình giao thông nông thôn vào khu sản xuất, tạo thuận lợi cho bà con đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I/2024, giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình MTQG đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng (bằng 21,2% kế hoạch). Trong đó, Chương trình MTQG 1719 đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt kết quả giải ngân cao nhất trong cả ba Chương trình MTQG.

Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông.
Các huyện miền núi Quảng Ngãi đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông.

Quyết tâm cao đưa được nguồn vốn đến với vùng đồng bào DTTS

Để tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư các chương trình MTQG và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình này trong thời gian tới, đầu năm 2024, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình 1719

Ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG 1719 cho biết, Nghị quyết số 111 của Quốc hội quy định cụ thể tám cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các chương trình MTQG. Đáng chú ý là Quốc hội cho phép HĐND cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho HĐND cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình, chi tiết đến từng dự án thành phần.

Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Thái Nguyên
Chương trình MTQG 1719 được triển khai hiệu quả đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh đó, Quốc hội cho phép UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện được quyết định việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước của các chương trình MTQG chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển sang năm 2024. Theo đó, điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước từ dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ hoặc không đủ điều kiện để giải ngân kinh phí theo quy định hoặc có tỷ lệ giải ngân thấp, để bổ sung dự toán thực hiện cho các dự án thành phần khác trong cùng chương trình MTQG phải bảo đảm không vượt quá tổng dự toán ngân sách Nhà nước và không thay đổi cơ cấu chi đầu tư, chi thường xuyên của từng chương trình MTQG đã được cấp có thẩm quyền giao.

Những cơ chế đặc thù được ban hành đã giúp việc giải ngân vốn các chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 những tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc. So với kết quả giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách của cả nước (trong 3 tháng đầu năm 2024), kết quả giải ngân các chương trình MTQG chuyển biến tích cực hơn nhiều. Điều đó thể hiện sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để đưa được nguồn vốn đến với vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nơi vùng khó.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết quý I/2024, giải ngân vốn đầu tư công của các chương trình MTQG đạt khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng (bằng 21,2% kế hoạch). Trong đó, Chương trình MTQG 1719 đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt kết quả giải ngân cao nhất trong cả ba Chương trình MTQG.







Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Cao Bằng: Đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn

Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cao Bằng đang đẩy mạnh phát triển thương mại ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống, tỉnh cũng chú trọng hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, tạo động lực thúc đẩy kinh tế số.