Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Minh Thu - 08:34, 18/05/2024

Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng bào DTTS đang từng bước đổi mới cách làm ăn, xây dựng cuộc sống mới.
Đồng bào DTTS đang từng bước đổi mới cách làm ăn, xây dựng cuộc sống mới.

Cải thiện đời sống đồng bào DTTS

Với hơn 60% dân số là đồng bào DTTS, thời gian qua, huyện Thanh Sơn đã tích cực thực hiện Chương trình MTQG 1719. Riêng năm 2023, huyện đã tập trung triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho 1.879 hộ dân; sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư xã Khả Cửu; hỗ trợ người dân phát triển kinh tế với hằng trăm mô hình kinh tế đồi rừng quy mô lớn... Nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được cải thiện. Đến cuối năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 7,69%; tỉ lệ hộ cận nghèo giảm còn 7,64%.

Điểm đặc biệt trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Sơn là huyện đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò của Người có uy tín; đồng thời tìm các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân với cách làm bài bản, khoa học, phù hợp với thế mạnh của địa phương.

Ông Trần Văn HoanChủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Thanh Sơn

Theo ông Trần Văn Hoan, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện Thanh Sơn: Điểm đặc biệt trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Sơn là huyện đặc biệt quan tâm đến việc phát huy vai trò của Người có uy tín; đồng thời tìm các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân với cách làm bài bản, khoa học, phù hợp với thế mạnh của địa phương.

Đơn cử như ở bản Thành Công, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, nhờ làm tốt công tác dân tộc, phát huy vai trò Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đời sống của bà con đã thay đổi đáng kể. Ông Triệu Văn Quang, Người có uy tín bản Thành Công, xã Văn Miếu cho biết: “Tôi đã vận động bà con cùng tham gia trồng rừng để làm nguyên liệu giấy, trồng chè, chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây ăn quả và phát triển chăn nuôi… Phát huy vai trò gương mẫu, gia đình tôi đã nhận hơn 20ha đất rừng và vay vốn ngân hàng để trồng rừng, cây ăn quả, nuôi thả cá. Nhờ đó, thu nhập của gia đình đạt hằng trăm triệu đồng/năm”.

Từ thành công của ông Quang, nhiều gia đình trong bản đã học tập và làm theo. Đến nay, ở bản Thành Công, hầu như nhà nào cũng tham gia bảo vệ rừng và trồng rừng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Bà con trong bản cũng luôn đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển kinh tế...

Đặc sản của xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập được giới thiệu rộng rãi tại các phiên chợ (Ảnh: Minh Anh).
Đặc sản của xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập được giới thiệu rộng rãi tại các phiên chợ (Ảnh: Minh Anh).

Ở xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, mô hình sản xuất lúa nếp Gà gáy vụ mùa theo hướng hữu cơ được Hợp tác xã Mỹ Lung triển khai trên tổng diện tích 24ha với 125 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 1,8 tỉ đồng; trong đó kinh phí hỗ trợ sau đầu tư từ Chương trình MTQG 1719 là 468 triệu đồng.

Sau hơn hai năm triển khai, mô hình sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung theo hướng hữu cơ đạt hiệu quả cao. Năng suất bình quân đạt khoảng 152 kg/sào, cao hơn so với sản xuất vô cơ khoảng 12 kg/sào. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được đạt gần 1,1 triệu đồng/sào, cao hơn so với sản xuất vô cơ khoảng 320 nghìn đồng/sào.

Thấy được lợi ích từ đặc sản gạo nếp Gà gáy, ngày càng có nhiều hộ dân ở xã Mỹ Lung tham gia trồng trọt và mở rộng diện tích. Đến nay, ở xã Mỹ Lung có trên 70% số hộ tham gia trồng lúa nếp Gà gáy. Nguồn doanh thu hằng năm đạt trên 2 tỷ đồng đã giúp các thành viên của hợp tác xã và người dân xã Mỹ Lung vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Từng bước tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số khó khăn khi công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn chậm, nhất là vốn sự nghiệp nên gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của địa phương. Một số quy định còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất; trùng lặp về nhu cầu, đối tượng; công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự chặt chẽ, vai trò của cơ quan chủ dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần chưa được phát huy…

Ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ chia sẻ, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS, phát huy sức mạnh nội lực trong đồng bào, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thu hút, vận động đồng bào các dân tộc tham gia vào các quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719...

Đường giao thông liên xã ở huyện Tân Sơn được bê tông hóa, tạo thuận tiện đi lại của Nhân dân, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.
Đường giao thông liên xã ở huyện Tân Sơn được bê tông hóa, tạo thuận tiện đi lại của Nhân dân, thúc đẩy giao thương, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, vùng đồng bào DTTS của tỉnh hiện còn rất nhiều khó khăn. Việc triển khai Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, Phú Thọ sẽ triển khai quyết liệt, nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo đảm nguồn vốn phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

“Trước mắt, tỉnh Phú Thọ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, nhất là đối với những nội dung còn vướng mắc, cần tháo gỡ. Cùng với đó, tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, phát huy sức mạnh nội lực trong đồng bào, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình”, ông Hồ Đại Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Phú Thọ được phân bổ hơn 1.177 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719, trong đó ngân sách Trung ương trên 962 tỷ đồng, ngân sách địa phương hơn 215 tỷ đồng. Sau ba năm triển khai, đến nay Chương trình đã giải ngân khoảng 332 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển gần 299 tỷ đồng; vốn sự nghiệp trên 32,6 tỷ đồng).


Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.