Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Tương Dương (Nghệ An): Nỗ lực đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

An Yên - 07:22, 09/04/2024

Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Tương Dương (Nghệ An) là không hề nhỏ. Nhưng, vượt qua những khó khăn đó, Tương Dương tập trung chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt để có một kết quả cao nhất trong thực hiện chương trình này khi kết thúc nhiệm kỳ.

Đoàn khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông đang gặp vướng mắc về thủ tục đánh giá tác động môi trường nên chưua thể triển khai
Đoàn khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng khu tái định cư Khe Hộc, bản Huồi Pủng, xã Hữu Khuông đang gặp vướng mắc về thủ tục đánh giá tác động môi trường nên chưa thể triển khai


Tổng vốn đầu tư năm 2022 kéo dài và năm 2023 của huyện Tương Dương hơn 131 tỷ đồng, hiện đã giải ngân hơn 68 tỷ đồng, đạt 52,13%. Theo đó, địa phương có 5 dự án đã hoàn thành; 23 dự án đạt khối lượng trên 50%; 11 dự án đạt khối lượng dưới 50%; dự kiến 18 dự án hoàn thành bàn giao trong quý I…

Trong khi đó, nguồn vốn sự nghiệp năm 2022 kéo dài là hơn 40 tỷ đồng và đã giải ngân gần 32 tỷ đồng, đạt 78,68%. Trong tổng 16 nội dung thực hiện của nguồn vốn sự nghiệp thì có 4 nội dung đã hoàn thành, 9 nội dung đã phê duyệt dự toán và cấp kinh phí, 1 nội dung đang thẩm định dự toán, 2 nội dung chưa lập dự toán do thiếu hướng dẫn triển khai. Riêng nguồn vốn sự nghiệp năm 2023 là hơn 187 tỷ đồng, đã giải ngân gần 7,5 tỷ đồng. Hiện 17 nội dung thực hiện của nguồn vốn sự nghiệp năm 2023 thì 10 nội dung đã phê duyệt dự toán và cấp kinh phí, 2 nội dung đang thẩm định dự toán, 1 nội dung chưa lập dự toán do thiếu hướng dẫn triển khai, 4 nội dung đang lập dự toán.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Tài - Trưởng phòng Tài chính kế hoạch huyện Tương Dương cho biết: Năm 2024, huyện đã sẵn sàng cho việc đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 để sớm cán đích theo kế hoạch của nhiệm kỳ.

Năm 2023, Tương Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt kết quả thấp. Trong quý 1 năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư mới chỉ đạt hơn 5%. Trước thực tế này, ông Tài nhấn mạnh rằng: Đúng là năm vừa qua, việc thực hiện Chương trình MTQG 1719 chậm do một số nguyên nhân như thiếu nhân sự. Năm nay và năm cuối của nhiệm kỳ, huyện sẽ khắc phục điều này để đẩy nhanh tiến độ. Trước hết, huyện sẽ bố trí lại công tác nhân sự cho phù hợp, nhất là đội ngũ nhân sự ở Ban Quản lý dự án để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. 

Đối với các hoạt động liên quan đến dự án như tổ chức đấu thầu và thi công của năm 2024, địa phương đã chủ động hoàn thành hồ sơ từ cuối năm 2023. Những dự án được bố trí vốn thì đã tổ chức lựa chọn nhà thầu. Dự kiến tháng 5 sẽ tổ chức đấu thầu xong để bắt tay vào thi công. Như vậy, thời gian sẽ đảm bảo, các dự án sẽ giải ngân theo kế hoạch phân bổ vốn, khắc phục được hạn chế so với năm 2023.

Làm đường giao thông nông thôn theo chương trình MTQG 1719 ở xã Lưu Kiền
Làm đường giao thông nông thôn theo Chương trình MTQG 1719 ở xã Lưu Kiền

Qua tìm hiểu của chúng tôi, việc triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Tương Dương đang gặp những khó khăn lớn, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nếu không kịp thời được tháo gỡ. Hiện nay, một số dự án thuộc nguồn vốn đầu tư còn thiếu nguồn đất nguyên liệu đắp nền, một số dự án nước sinh hoạt triển khai chậm do vướng hành lang an toàn giao thông, một số dự án còn vướng công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất rừng, báo cáo đánh giá tác độc môi trường…Chưa kể, còn có tình trạng nhà thầu năng lực yếu, thiếu nhân sự ngay tại Ban quản lý dự án, dẫn đến các bộ phận phải sắp xếp, bố trí lại công việc. 

Đối với nguồn vốn sự nghiệp, cũng gặp nhiều khó khăn do các dự án duy tu bảo dưỡng ở các xã dồn tất cả về phòng kinh tế hạ tầng thẩm định dẫn tới quá tải trong công tác thẩm định; một số xã bố trí nhân lực thực hiện chưa đủ, chưa phù hợp, chưa huy động được toàn bộ nguồn lực để triển khai; các dự án liên quan bảo vệ rừng cấp kinh phí quá lớn; dự án liên quan công tác đào tạo nghề thiếu giáo viên, học viên nên khả năng triển khai hoàn thành rất khó khăn…

Bàn thêm về việc đẩy mạnh triển khai Chương trình MTQG 1719, lãnh đạo huyện Tương Dương chia sẻ: Năm 2024 sẽ là năm quan trọng tạo đà và lực cho cả nhiệm kỳ. Bởi nhiều nguồn vốn được cho phép kéo dài từ năm 2022 và năm 2023 sang nên khối lượng công việc sẽ rất lớn. Địa phương sẽ xốc lại tinh thần đội ngũ làm việc, định kỳ hàng tuần họp Ban chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 để đôn đốc tiến độ. Bằng những nỗ lực, cố gắng về tinh thần quyết tâm, bằng sự thay đổi bộ máy nhân sự… chắc chắn tỷ lệ giải ngân Chương trình MTQG 1719 năm 2024 sẽ đạt kết quả tốt. 

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận