Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sức sống mới ở vùng cao Bảo Lâm

Thúy Hồng - 06:57, 08/04/2024

Bảo Lâm là huyện miền núi, khó khăn của tỉnh Cao Bằng. Từ nhiều năm qua, huyện Bảo Lâm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Người dân xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm được hỗ trợ bò để phát triển sản xuất
Người dân xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm được hỗ trợ bò để phát triển chăn nuôi

Đa dạng hóa sinh kế

Con đường từ thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm vào đến trung tâm xã Quảng Lâm khoảng 15km đã được trải nhựa khá bằng phẳng. Cách trung tâm xã Quảng Lâm không xa vẫn còn khoảng 1km đường mới chỉ dải đá, chưa được trải bê tông, nên còn khá gập ghềnh. Hai bên đường là những cánh đồng lúa đang được người dân cày bừa chuẩn bị vào vụ mới. Trò chuyện với chúng tôi, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Lâm Nông Văn Chương, nguyên là Bí thư xã Quảng Lâm hồ hởi, so với mấy năm trước thì đường vào xã đã được đầu tư đẹp hơn rất nhiều rồi.

Quảng Lâm là xã khó khăn của huyện Bảo Lâm với địa hình chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc lớn nên đất sản xuất nông nghiệp rất ít. Xã có 10 xóm, trong đó có 4 xóm vùng cao, 1.175 hộ dân, gồm 6 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ cùng sinh sống. Do trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế chậm phát triển, dân cư sống phân tán, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, Quảng Lâm đã tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân. Giờ đây, vùng đất này có nhiều đổi thay với một diện mạo mới, sức sống mới. Đã có những mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, giúp tạo sinh kế ổn định cho người dân.

Chủ tịch UBND xã Quảng Lâm, Nguyễn Đức Nhân cho biết: Để triển khai thực hiện các dự án xã đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao; triển khai các mô hình, tập huấn chuyển giao kỹ thuật; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi… Ưu tiên đầu tư các lĩnh vực phát triển sản xuất,  nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong năm 2023, triển khai Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, xã Quảng Lâm đã triển khai rà soát, lấy ý kiến của người dân về lấy nhu cầu để xây dựng thành kế hoạch liên kết chuỗi giá trị cây mít giữa doanh nghiệp và người dân. Cuối năm 2023, việc cấp phát cây giống đã được bàn giao cho người dân. Hiện cây mít đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Năm 2023, gia đình anh Dương Văn Viễn, xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm được hỗ trợ 80 cây mít thái phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị. Anh Dương Văn Viễn phấn khởi cho biết: Gia đình anh được hỗ trợ 80 cây mít thái theo dự án liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị được doanh nghiệp cam kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Cây trồng hiện nay đang sinh trưởng và phát triển tốt. Gia đình chúng tôi rất phấn khởi, hy vọng sau 3 năm cây mít sẽ cho thu hoạch, tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nhiều mô hình phát triển kinh tế được triẻn khai tại Bảo Lâm
Nhiều mô hình phát triển kinh tế được triẻn khai tại Bảo Lâm

Song song với dự án trồng mít, nhờ được phổ biến kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi gia đình anh Dương Văn Viễn còn tăng gia sản xuất từ chăn nuôi gà vịt, trồng mận và chăn nuôi đàn ong để tăng thu nhập cho gia đình.

Triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Bảo Lâm đã thực hiện 118 dự án hỗ trợ cộng đồng trên 13/13 xã, thị trấn của huyện. Hỗ trợ bò cái sinh sản, quế, hồi, mít, lợn cái sinh sản... cho 3.117 hộ trong đó có 1.905 hộ nghèo, 1.212 hộ cận nghèo.

Quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng

Bảo Lâm là địa phương còn nhiều khó khăn của tỉnh với 99% dân số là đồng bào DTTS, hộ nghèo chiếm 49,08%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình MTQG 1719.

Huyện Bảo Lâm quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất
Huyện Bảo Lâm quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất

Để đầu tư cơ sở hạ tầng, huyện Bảo Lâm đã bố trí lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 125 xóm có đường ô tô, đạt 82%; 100% xã có điện lưới quốc gia. Toàn huyện có 9 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, 7 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 147/153 xóm có nhà văn hóa, 102 xóm được lắp thiết bị thu truyền thanh…

Anh Dương Văn Vinh, xóm Nà Sài, xã Yên Thổ phấn khởi cho biết: Trước đây, đường vào xóm chỉ là đường đất, đi lại khó khăn, mỗi khi trời mưa không thể đi lại được. Nay đường vào xóm được đầu tư đổ bê tông giúp bà con đi lại rất thuận tiện.

Năm 2023, triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, tổng nguồn vốn Bảo Lâm được giao trên 78.313 triệu đồng, đến hết tháng 12/2023 đã giải ngân đạt trên 67.807 triệu đồng đạt 86,5% kế hoạch.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp triển khai thực hiện các dự án đã giúp người dân nhanh chóng được thụ hưởng các chính sách. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của huyện có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2023 giảm từ 49,08% xuống còn 42,74%, giảm 6,34%, đạt 103,08% so với kế hoạch UBND tỉnh giao và đạt 126,8% so với Nghị quyết HĐND huyện đề ra.

Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh cho biết: Để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, UBND huyện Bảo Lâm đã bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh về việc thực hiện Chương trình. Huyện đã triển khai quyết liệt các dự án tại các xã, thị trấn được thực hiện đúng quy trình, đúng đối tượng và hiệu quả.

“Các dự án thành phần của Chương trình được triển khai đã góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động của địa phương. Đặc biệt là nhờ sự đầu tư về hệ thống cơ cơ hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện, qua đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS” ông Mã Gia Hãnh, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.