Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Những điểm sáng trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Hà Giang

Minh Thu - 23:42, 12/07/2024

Gần 4 năm qua, với nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương ở vùng cao Hà Giang đã có sự thay đổi đáng kể về đời sống kinh tế - xã hội.

Mùa vàng ở Hà Giang.
Mùa vàng ở Hà Giang

Diện mạo mới

Nhờ có nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG 1719, với sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự đồng thuận từ người dân, diện mạo nông thôn, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Mông ở huyện Mèo Vạc đã có những chuyển biến tích cực.

Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS của tỉnh Hà Giang. Qua triển khai thực hiện, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, Khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS nói riêng.

Ông Triệu Trung Hiệp Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang

Như ở thôn Nia Do, xã Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, năm 2023, gia đình ông Vàng Nỏ Lúa, thôn Nia Do, xã Giàng Chu Phìn được hỗ trợ 44 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Ông vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Mèo Vạc và nhờ bà con, họ hàng giúp ngày công, vật tư để xây căn nhà mới. Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, gia đình ông Lúa đã chuyển vào căn nhà mới khang trang, sạch đẹp.

Ông Lúa chia sẻ: Nhờ sự quan tâm của Nhà nước, gia đình tôi đã có ngôi nhà mới. Bây giờ yên tâm sinh sống, chăm chỉ làm ăn để phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, bên cạnh việc hỗ trợ đồng bào DTTS về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, chính quyền xã Giàng Chu Phìn đã thực hiện đổ bê tông hóa đường giao thông nông thôn tại thôn Tràng Hương với tổng kinh phí hơn 400 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ người dân mua sắm công cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 81 hộ. Triển khai xây dựng 2 nhà văn hóa cộng đồng thôn Há Đề và Hố Quáng Phìn.

Diện mạo mới của xã vùng cao Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.
Diện mạo mới của xã vùng cao Giàng Chu Phìn, huyện Mèo Vạc.

Theo chia sẻ của ông Nông Văn Ngay, Chủ tịch UBND xã Giàng Chu Phìn: “Khi thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG 1719, chúng tôi đều tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, được bà con đồng thuận cao. Đến nay, nhiều dự án hỗ trợ cho đồng bào DTTS phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ về nhà ở, đất ở, đất sản xuất đã giúp cho bà con trên địa bàn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo”.

Nhờ triển khai quyết liệt, đồng bộ, xã Giàng Chu Phìn được đánh giá là địa phương tiêu biểu trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG của huyện Mèo Vạc. Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm hơn 6,6%.

Thụ hưởng từ nguồn hỗ trợ của chương trình MTQG 1719, người dân xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập.
Thụ hưởng từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719, người dân xã Tả Lủng, huyện Đồng Văn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập

Tạo động lực để đồng bào vươn lên

Ở huyện Vị Xuyên, gia đình anh Lù Seo Sính, thôn Ngọc Hà, xã Ngọc Linh được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình MTQG 1719 để mua 1 con trâu cái. Anh Sính cho biết: “Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, tôi sẽ cố gắng, chăm chỉ lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo”.

Hay như gia đình bà Nguyễn Thị Đại, ở thôn Ngọc Đường, xã Ngọc Linh đã được địa phương hỗ trợ 40 triệu đồng từ nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia để xây được căn nhà mới với diện tích 52m2, khang trang và đảm bảo “3 cứng”. Bà Đại vui mừng: “Tôi may mắn được Nhà nước hỗ trợ, xây dựng căn nhà mới để ở. Bây giờ yên tâm, không lo mưa nắng nữa. Sắp tới, tôi sẽ vay vốn ngân hàng để chăn nuôi, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Thực hiện các Chương trình MTQG, trong 2 năm 2022 - 2023, xã Ngọc Linh được phân bổ trên 30 tỷ đồng. Riêng Chương trình MTQG 1719, xã đã triển khai bê tông mới 2 tuyến đường nông thôn, xây mới nhà lớp học 2 tầng Trường Trung học cơ sở, xây dựng Nhà văn hóa trung tâm và Chợ trung tâm xã, cấp 56 téc nước cho 56 hộ dân, hỗ trợ các gia đình thực hiện mua trâu để chăn nuôi, thí điểm và nhân rộng địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, ra mắt 11 tổ truyền thông cộng đồng tại 11 thôn bản…

Bà Nguyễn Thị Liên, Chủ tịch UBND xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên cho biết: “Từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt đã thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn. Qua đó, tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”.

Gieo mầm xanh trên Cao nguyên đá.
Gieo mầm xanh trên Cao nguyên đá

Theo ông Triệu Trung Hiệp, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Chương trình MTQG 1719 được triển khai trên địa bàn 2.063 thôn, tổ dân phố của 192 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS của tỉnh Hà Giang. Qua triển khai thực hiện, đã tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung và đối với các xã khu vực III, khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS nói riêng.

Có thể khẳng định, chính sách dân tộc gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hà Giang đã mang lại những kết quả tích cực cho người dân. Với tốc độ giảm nghèo bình quân 4%, trong đó huyện nghèo giảm 6%/năm, dự báo đến cuối năm 2025, toàn tỉnh Hà Giang giảm được trên 38.625 hộ nghèo đa chiều, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 55,12% đầu năm 2022 xuống còn dưới 37,75%.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.