Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Đồng bào DTTS và miền núi với Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội

Tiếp tục phát huy vai trò của đồng bào DTTS trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Thực hiện hiệu quả chính sách (Bài cuối)

Tùng Nguyên - 12:04, 18/12/2023

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội là giải pháp có ý nghĩa quyết định để tăng cường, củng cố niềm tin, từ đó phát huy vai trò của đồng bào các DTTS trong chiến lược phát triển đất nước. Kinh tế phát triển, đời sống được nâng lên, những vấn đề xã hội được giải quyết triệt để sẽ góp phần quan trọng đập tan các âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về 3 Chương trình MTQG ngày 30/10/2023, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6.
Quốc hội thảo luận ở hội trường về 3 Chương trình MTQG ngày 30/10/2023, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ sáu

Dồn lực đầu tư

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh, Ðảng và Nhà nước ta xác định, vùng đồng bào DTTS và miền núi là địa bàn trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng của đất nước. Vì thế, những năm qua, cùng với hệ thống chính sách hỗ trợ đặc thù dành cho đồng bào DTTS, Chính phủ đã ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giai đoạn 2021 – 2025, cùng với 02 Chương trình lớn này, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-20230 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Việc đồng thời triển khai 03 Chương trình MTQG trên cùng một địa bàn, với nguồn lực lớn được lồng ghép hiệu quả từ cơ chế thực hiện đã được đổi mới so với giai đoạn trước, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi tiếp tục có những chuyển biến rất mạnh mẽ.

Báo cáo giám sát giữa kỳ của Quốc hội về 03 Chương trình MTQG tại kỳ họp thứ 6 cho thấy, tính đến 30/6/2023, kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến. Trong đó, Trung du miền núi phía Bắc có 963/2.019 xã đạt chuẩn NTM; đồng bằng sông Cửu Long có 1.019/1.253 xã; Bắc Trung Bộ có 1.037/1.380 xã; Tây Nguyên có 346/590 xã… So với cuối năm 2020, số xã đạt chuẩn NTM của vùng Trung du miền núi phía Bắc tăng 11,4%; vùng Bắc Trung Bộ tăng tăng 10,8%; Tây Nguyên tăng 13,5%...

Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. (Trong ảnh: Diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa)
Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững. (Trong ảnh: Diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa)

Công tác giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS và miền núi theo bộ tiêu chí da chiều được quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Năm 2023, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nước giảm 1,1%; riêng tỷ lệ hộ nghèo người DTTS giảm hơn 3%, đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Việc thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 cùng các chương trình khác, đã góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Những thành tựu vượt bậc của vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay, là câu trả lời đanh thép đối với những ý kiến cho rằng, chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi như là “đổ dầu vào đèn, cháy hết rồi lại đổ cho đèn khỏi tắt”. Kết quả xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, cũng giải đáp băn khoăn của một bộ phận đồng bào các dân tộc về tính khả thi của một số chỉ tiêu phát triển KT-XH được đề ra trong Nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020- 2025.

Tăng cường tuyên truyền

Một trong những điểm mới của chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi từ năm 2021 trở đi, là chuyển từ hỗ trợ sang đầu tư phát triển. Những chính sách “cho không” được bãi bỏ, thay vào đó là những chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ có điều kiện. Việc đổi mới chính sách này nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về xây dựng cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS.

Hạ tầng kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang tiếp tục đầu tư. (Trong ảnh: Cầu vào bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, được xây dựng từ vốn Chương trình MTQG 1719 – Ảnh TL)
Hạ tầng kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang tiếp tục đầu tư. (Trong ảnh: Cầu vào bản Nậm Pù, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, được xây dựng từ vốn Chương trình MTQG 1719 – Ảnh TL)

Trên thực tế, những năm qua, một nguồn lực lớn đã được bố trí để triển khai hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo báo cáo của Uỷ ban Dân tộc về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, trong giai đoạn 2011-2021, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 247 nghìn tỷ đồng; cùng với đó là 68.736 tỷ đồng nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình mục tiêu; nguồn vốn ODA khoảng 2,6 tỷ USD, nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ khoảng 5,5 triệu USD….

Phần lớn chính sách của giai đoạn trước tiếp cận ở quan điểm hỗ trợ, một phần cũng do xuất phát điểm của vùng đồng bào DTTS và miền núi còn thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Nhưng về cơ bản, các chính sách hỗ trợ của giai đoạn trước đã tạo nền tảng quan trọng để triển khai chính sách theo quan điểm đầu tư phát triển, bắt đầu từ năm 2021 trở đi.

Việc chuyển đổi phương thức tiếp cận chính sách chắc chắn sẽ khiến một bộ phận nhỏ đồng bào DTTS nảy sinh thắc mắc, so sánh do trước đây thụ hưởng chính sách “cho không”, phát sinh tư tưởng ỷ lại, trông chờ. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần được các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đặc biệt coi trọng.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Chương trình MTQG 1719, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh luôn khẳng định, công tác tuyên truyền, truyền thông tại vùng DTTS và miền núi có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, làm thay đổi nhận thức, là một trong những yếu tố duy trì và phát triển KT- XH bền vững.

 Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về giảm nghèo bền vững tại kỳ họp thứ 5 (ngày 6/6/2023), Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cũng nhấn mạnh, bên cạnh giải pháp về mặt KT-XH thì cần phải có giải pháp về mặt tuyên truyền, thuyết phục, vận để đồng bào hiểu được chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó tự nguyện vươn lên thoát nghèo.

Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hiện vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 98% hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập của đồng bào DTTS; 99,3% xã có trạm y tế, trong đó khoảng 70% xã có bác sĩ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại; 100% xã có điện thoại cố định và di động, cung cấp các dịch vụ viễn thông và internet…

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.