Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: “Cú hích” từ Chương trình MTQG 1719 (Bài 5)

Sỹ Hào - 15:20, 09/12/2023

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg sau thời gian thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực. Quan trọng nhất, việc triển khai Chương trình đã góp phần đổi mới tư duy thực hiện chính sách cũng như cách tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ của đồng đồng bào các DTTS.

Công tác giám sát và đổi mới hoạt động giám sát là một trong những nội dung được các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng. (Trong ảnh: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giám sát thực địa tuyến đường bê tông xi măng tại ấp Phú Lâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc)
Công tác giám sát và đổi mới hoạt động giám sát là một trong những nội dung được các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng. (Trong ảnh: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giám sát thực địa tuyến đường bê tông xi măng tại ấp Phú Lâm, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc)

Đổi mới tư duy thực hiện

Là một trong 8 nhiệm vụ của Đề án Tổng thể, Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, là giải pháp để giải quyết căn bản những nhu cầu cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chương trình MTQG giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 được ban hành tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg, (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã được triển khai quyết liệt, với một tư duy mới, cách làm mới.

Chương trình MTQG có thể nói là đồ sộ (10 dự án, 14 tiểu dự án và và gần 90 nội dung hỗ trợ khác nhau), là sự tích hợp từ 27 chính sách dân tộc đang còn hiệu lực và được bổ sung thêm nhiều chính sách mới, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhưng trong quá trình triển khai, chương trình được thực hiện theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm,trọng điểm, ưu tiên những địa bàn khó khăn nhất, các dân tộc có khó khăn đặc thù.

Để trên - dưới, dọc - ngang đều thông suốt trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, một trong những đổi mới về tư duy thực hiện chính sách, là tăng cường phân cấp, phân quyền. Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG, Quốc hội đặt mục tiêu tập trung các nguồn lực để ưu tiên cho các địa phương và phân cấp nguồn lực, thẩm quyền điều hành cho địa phương. Trung ương tập trung vào một số nhiệm vụ như: ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn, ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát, hướng dẫn; đồng thời đồng thời xử lý những khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Ở các địa phương cũng tăng cường phân cấp. Vì thế, mặc dù là Chương trình có kết cấu phức tạp, với rất nhiều dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần, lần đầu tiên triển khai nhưng cơ bản đều thông suốt. Quán triệt nguyên tắc đầu tư trọng tâm, trọng điểm nên các chương trình, dự án thực hiện ở cơ sở đã đáp ứng trúng nhu cầu của đồng bào DTTS. Các địa phương đã lựa chọn, ưu tiên thực hiện ở địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn nhất để giải quyết các vấn đề cấp bách của vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Trong quá trình triển khai Chương trình MTQG 1719, công tác giám sát và đổi mới hoạt động giám sát là một trong những nội dung được các cấp, các ngành đặc biệt coi trọng. Với Quốc hội – cơ quan lập pháp, lần đầu tiên Quốc hội khóa XV thực hiện giám sát giữa kỳ đồng thời 03 Chương trình MTQG.

Báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội đã phản ảnh đầy đủ kết quả và hạn chế khi triển khai các chương trình MTQG tại các địa phương trên cả nước, với nhiều lĩnh vực liên quan đến nhiều Bộ, ngành Trung ương và địa phương. Qua đó, đã có tác động làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành vào cuộc quyết liệt, tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai các Chương trình MTQG.

Tuyên truyền đổi mới cách tiếp cận

Cùng với việc đổi mới tư duy thực hiện chính sách của cơ quan quản lý nhà nước thì Chương trình MTQG 1719 cũng đã và đang làm thay đổi nhận thức của đồng bào các DTTS trong quá trình tiếp cận, thụ hưởng chính sách. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội thống nhất đánh giá, Chương trình MTQG 1719 đã tạo được sự đồng thuận lớn trong toàn xã hội.

Công tác tuyên truyền, chia sẻ thông tin, làm thay đổi nhận thức, là một trong những yếu tố quyết định thành công Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Cán bộ xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tuyên truyền, vận động người dân tại xóm Làng Lỷ)
Công tác tuyên truyền, chia sẻ thông tin, làm thay đổi nhận thức, là một trong những yếu tố quyết định thành công Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Cán bộ xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng tuyên truyền, vận động người dân tại xóm Làng Lỷ)

Kết quả này một phần quan trọng xuất phát từ điểm mới của Chương trình MTQG 1719. Lần đầu tiên, công tác tuyên truyền được xác định, là một trong 7 giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện Chương trình MTQG, với nguồn vốn bố trí lớn nhằm quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người DTTS, nhất là người DTTS nghèo.

Trong một cuộc gặp với đại diện các cơ quan báo chí, ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719 cho rằng, là một Chương trình mới, lần đầu tiên được thực hiện và có quy mô rất lớn nên Chương trình MTQG 1719 đề cao vai trò của công tác truyền thông. Bởi truyền thông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội do có khả năng tác động đến nhận thức, từ nhận thức tác động đến hành động và ứng xử của người dân.

“Đẩy mạnh truyền thông giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin, tư tưởng chỉ đạo của Chương trình MTQG 1719 chuyển từ cách thức hỗ trợ theo hướng “cho không” như những năm trước đây, sang tiếp cận đầu tư đối với những mô hình sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo thông qua dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dựa trên quy hoạch, kế hoạch, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương”, ông Quân chia sẻ.

Công tác giám sát giúp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Thái Nguyên giám sát tại cơ sở)
Công tác giám sát giúp bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Thái Nguyên giám sát tại cơ sở)

Tại cuộc họp về tình hình thực hiện các kế hoạch, dự án tuyên truyền Chương trình MTQG 1719 được tổ chức ngày 5/5/2023, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, công tác tuyên truyền, truyền thông tại vùng đồng bào DTTS và miền núi có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, kết nối cộng đồng, chia sẻ thông tin, làm thay đổi nhận thức, là một trong những yếu tố duy trì và phát triển KT - XH bền vững. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và Chương trình MTQG 1719 nói riêng, sẽ là động lực góp phần để đồng bào các dân tộc nâng cao nhận thức, phát huy ý chí tự lực, tự cường, ra sức thi đua, tích cực phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng - an ninh, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sau hơn nửa giai đoạn triển khai, theo đánh giá của Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 6 (tháng 11/2023), mặc dù còn gặp khó khăn, nhưng một số mục tiêu và chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719 vẫn đạt được, có chỉ tiêu đạt vượt mức kế hoạch như: tỷ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào,… Nhưng Chương trình MTQG 1719 mới chỉ là giai đoạn đầu của Nghị quyết 120/2020/QH14, đồng thời cũng chỉ là một trong 8 nhiệm vụ của Đề án Tổng thể được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14. 

Do đó, trong thời gian tới, cần tiếp tục thể chế hóa các nội dung còn lại của Nghị quyết, từ đó thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi theo tinh thần chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Với việc thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo của cả nước. Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 0,9%...

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ tiếp tục phản ánh nội dung này trong bài viết tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.