Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác (Bài cuối)

Cù Hương - Tùng Nguyên - 11:30, 03/12/2023

Những năm qua, hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc đã thành công bước đầu trong nỗ lực chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tiếp thu được những bài học và sáng kiến trong phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp bà Stefania Dina - Chuyên viên Cao cấp về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam ngày 28/11/2023. (Ảnh: Hồng Phúc)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tiếp bà Stefania Dina - Chuyên viên Cao cấp về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, Văn phòng Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam ngày 28/11/2023. (Ảnh: Hồng Phúc)

Tích cực hợp tác

Từ năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991 đã xác lập đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Cương lĩnh được bổ sung, phát triển năm 2011; theo đó, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta luôn kiên định, kiên trì mục tiêu: Từ “sẵn sàng là bạn”, “chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” đến “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” và “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, lĩnh vực công tác dân tộc cũng đã tích cực hợp tác, hội nhập. Từ năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) vùng đồng bào DTTS đến năm 2025” tại Quyết định số 2214/QĐ-TTg. Đây là chính sách hợp tác quốc tế về công tác dân tộc được xây dựng, ban hành từ “bộ khung” là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011 về Công tác dân tộc; giai đoạn 2021 – 2025, Đề án được tiếp tục được thực hiện theo Quyết định số 2152/QĐ-TTg ngày 18/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau gần 10 năm thực hiện Đề án, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc đã góp phần thu hút được nguồn lực không hề nhỏ để đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thực hiện Đề án, năm 2022, cả nước đã kêu gọi, thu hút và được phân bổ vốn từ các nguồn ODA, phi chính phủ và đưa vào giải ngân tổng giá trị cam kết gần 17 nghìn tỷ đồng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho bà Stefania Dina (Ảnh: Hồng Phúc)
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc” cho bà Stefania Dina (Ảnh: Hồng Phúc)

Trong đó, Ủy ban Dân tộc huy động được gần 100 tỷ đồng nguồn ODA không hoàn lại từ các nước, các tổ chức quốc tế như Chính phủ Ailen, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Châu Á. Trước đó, theo Báo cáo số 855/BC-UBDT, ngày 3/06/2022 của Ủy ban Dân tộc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc, giai đoạn 2013 – 2020, khoảng 2,6 tỷ USD vốn ODA đã được thu hút để đầu tư, hỗ trợ phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Riêng giai đoạn 2016 – 2020, ngoài vốn ODA, vùng còn tiếp nhận khoảng 5,5 triệu USD vốn hỗ trợ phi chính phủ.

Các nguồn lực huy động được từ hoạt động hợp tác quốc tế đã được phân bổ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Giai đoạn 2021 – 2025, các hoạt động huy động nguồn lực hỗ trợ bổ sung từ các nhà tài trợ, đối tác phát triển thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đang được triển khai hiệu quả.

Chủ động hội nhập

Cùng với tích cực hợp tác thì lĩnh vực công tác dân tộc của Việt Nam cũng rất chủ động hội nhập, giao lưu quốc tế. Thời gian qua, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã chủ động chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, hoàn thiện; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc, báo cáo việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các Điều ước Quốc tế, Thỏa thuận Quốc tế tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Những năm qua, hoạt động giao lưu Nhân dân khu vực biên giới được chú trọng. (Trong ảnh: Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III với chủ đề “Sáng mãi tình hữu nghị Việt - Lào”)
Những năm qua, hoạt động giao lưu Nhân dân khu vực biên giới được chú trọng. (Trong ảnh: Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III với chủ đề “Sáng mãi tình hữu nghị Việt - Lào”)

Theo báo cáo của Vụ Hợp tác quốc tế (Ủy ban Dân tộc), thời gian qua, hoạt động hợp tác quốc tế với nhiều điểm nhấn, đa dạng đã đóng góp vào thành công chung của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Trong đó, từ năm 2021 đến nay, Ủy ban Dân tộc đã đẩy mạnh triển khai Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS đến năm 2025” tại các địa phương, từ đó tăng cường hợp tác thu hút các nguồn lực vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước, hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhằm tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế và đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật để thực hiện thành công các Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã hợp tác với Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam để ưu tiên triển khai thực hiện các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình. Đồng thời, tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế để triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, áp dụng kinh nghiệm quốc tế nhằm góp phần đổi mới sáng tạo, gia tăng hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc”. Trên tinh thần đó, Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trong tình hình mới.

Nguồn lực huy động được từ hoạt động hợp tác quốc tế đã được phân bổ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Vốn vay Ngân hàng Thế giới góp phần giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS)
Nguồn lực huy động được từ hoạt động hợp tác quốc tế đã được phân bổ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp bách ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Trong ảnh: Vốn vay Ngân hàng Thế giới góp phần giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS)

Theo đó, Nghị quyết yêu cầu, tăng cường công tác đối ngoại để thu hút nguồn lực đầu tư của cộng đồng quốc tế cho vùng đồng bào DTTS và miền núi; đặc biệt là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng giao lưu với Nhân dân các nước láng giềng. Đồng thời nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại góp phần giúp cộng đồng quốc tế hiểu đúng và ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; kịp thời đấu tranh ngăn ngừa những thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Quan điểm đặt ra trong Chiến lược là kiên trì và nhất quán thực hiện các quan điểm của Đảng về công tác dân tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển. Đồng thời phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong cộng đồng các DTTS, hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam thịnh vượng. 

Những năm qua, Ủy ban Dân tộc đã có nhiều đề xuất ký kết nhiều thỏa thuận với nhiều quốc gia, thúc đẩy quan hệ ngoại giao, hợp tác hữu nghị và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Riêng năm 2022, Ủy ban Dân tộc đã định hướng triển khai Thỏa thuận Hợp tác đã ký với Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và nghiên cứu, đề xuất hợp tác với các đối tác khác như Bắc Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc; chủ trì xây dựng Đề án “Bảo vệ Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc” (Công ước CERD); công tác Nhân quyền và thực hiện Công ước, Điều ước, Pháp luật quốc tế;…

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.