Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường công tác truyền thông về quyền con người

PV - 09:17, 11/05/2023

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Văn bản số 645/STTTT/QLTTBCXB hướng dẫn truyền thông về quyền con người năm 2023.

Các đại biểu dự tập huấn về công tác nhân quyền tại UBND tỉnh
Các đại biểu dự tập huấn về công tác nhân quyền tại UBND tỉnh

Theo đó, nội dung truyền thông gồm: Thành tựu bảo đảm quyền tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào DTTS theo đạo Tin lành; vấn đề đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, công nhận tổ chức tôn giáo, cấp phép các điểm nhóm tôn giáo; chủ động phản bác các thông tin thiếu khách quan, vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tôn giáo.

Bảo đảm an sinh xã hội cho đồng bào DTTS; quyền tiếp cận giáo dục, y tế; hướng dẫn đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giảm nghèo; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa; quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền tiếp cận thông tin, thụ hưởng thông tin.

Truyền thông khẳng định những nỗ lực và kết quả trong công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh; các biện pháp hỗ trợ nạn nhân mua bán người trở về hòa nhập cộng đồng. Chủ động phản bác các thông tin sai lệch về tình hình mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Bảo đảm quyền của người lao động trong và ngoài nước, tuyền thông chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động (chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, bảo đảm tiền lương tối thiểu cho người lao động theo vùng; hỗ trợ điều kiện nhà ở cho người lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động…). Bảo đảm quyền cho người lao động làm việc ở nước ngoài.

Thực thi các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên. Các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, trong đó, chú trọng tuyên truyền 8 nhóm ưu tiên gồm: nâng cao hiệu quả hoạt động Hội đồng Nhân quyền gắn với đề cao luật pháp quốc tế; quyền con người trước tác động của biến đổi khí hậu; chống bạo lực và phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; thúc đẩy bình đẳng giới; quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số; quyền sức khỏe; quyền việc làm; quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục quyền con người.

Thời gian thực hiện: Việt Nam bảo vệ báo cáo quốc gia thực thi Công ước về chống phân biệt chủng tộc (CERD) lần thứ 5: Từ tháng 7 - 11/2023; Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: truyền thông tập trung quý III/2023; Công ước Chống tra tấn (CAT): truyền thông tập trung quý III/2023. Truyền thông cả năm về quá trình xây dựng Dự thảo Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; các ưu tiên của Việt Nam khi tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025, thực hiện kế hoạch 75 năm Ngày Nhân quyền Thế giới (10/12/1948 - 10/12/2023).

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.