Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Sức hấp dẫn của bản sắc văn hóa Lô Lô trong phát triển du lịch cộng đồng

Thúy Hồng - 04:54, 26/11/2023

Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng vẫn còn giữ được khá nguyên vẹn những nét văn hóa phong phú, đặc sắc từ lâu đời như có ngôn ngữ, tiếng nói riêng, các làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội, không gian kiến trúc nhà sàn, trang phục, nghề thủ công…. Những nét văn hóa đặc sắc đó đang tạo ra sức hấp dẫn riêng có trong phát triển du lịch cộng đồng, giúp đồng bào Lô Lô đen có thêm thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Một góc xóm du lịch cộng đồng Khuổi Khon, nơi có 100% đồng bào Lô Lô đen sinh sống. Ảnh Tư liệu
Một góc xóm du lịch cộng đồng Khuổi Khon, nơi có 100% đồng bào Lô Lô đen sinh sống. Ảnh Tư liệu

Bản sắc văn hóa riêng có của người Lô Lô 

Đồng bào Lô Lô đen là một nhánh của dân tộc Lô Lô, một trong những DTTS trong nhóm có dân số dưới 10.000 người. Người dân sinh sống tập trung tại 4 xã: Ðức Hạnh (Bảo Lâm), Cô Ba, Hồng Trị, Kim Cúc (Bảo Lạc) của tỉnh Cao Bằng. 

Hiện nay, người Lô Lô đen vẫn còn gìn giữ kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, phong phú như: không gian kiến trúc nhà ở, trang phục, ẩm thực, kho tàng dân ca, dân vũ, dân nhạc, nghề thủ công truyền thống, các lễ hội truyền thống và nghi thức, nghi lễ trong cuộc sống hằng ngày…Đây là tiềm năng, lợi thế giúp đồng bào Lô Lô đen phát triển du lịch cộng đồng.

Đến với điểm du lịch cộng đồng người Lô Lô ở Khuổi Khon, xã Kim Cúc của huyện Bảo Lạc, du khách sẽ được đắm mình vào thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ và con người mộc mạc, mến khách. Du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm vào các hoạt động hằng ngày cùng người dân trong xóm, như: chế biến các món ăn truyền thống; được tham gia chăm sóc gia súc, gia cầm; thêu, dệt thổ cẩm; giao lưu văn nghệ, tham gia các nghi lễ đám cưới, lễ cúng thần rừng...

Xóm Khuổi Khon nằm cách trung tâm huyện Bảo Lạc khoảng 16 km. Xóm có 62 hộ, gần 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Lô Lô. Trước đây, 50% số hộ đồng bào Lô Lô ở Khuổi Khon là hộ nghèo, cận nghèo. Từ khi người dân bắt tay vào làm du lịch tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Anh Pẩu Văn Phương, người dân bản Khuổi Khon, một trong những hộ tham gia làm dịch vụ homstay cho biết: Gia đình tôi có ngôi nhà sàn truyền thống của người Lô Lô. Nhà làm bằng vật liệu chính là gỗ và tre, gồm 5 gian, 4 mái, cửa ở chính giữa. Gia đình tôi tu sửa lại nhà sàn sạch sẽ, gọn gàng, thêu dệt thổ cẩm, nấu món ăn người Lô Lô đen cho du khách trải nghiệm... Có nhiều khách nước ngoài đến đến tham quan, du lịch và nghỉ lại đây.

Đồng bào Lô Lô đen vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc
Đồng bào Lô Lô đen vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc

Theo anh Phương, du khách rất hào hứng khi nghỉ tại nhà sàn, trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt cùng với người dân; đặc biệt là du khách nước ngoài. Khách du lịch có thể trải nghiệm cùng người dân chế biến các món ăn truyền thống, chăm sóc gia súc, gia cầm, thêu, dệt thổ cẩm nên gia đình tôi mở dịch vụ lưu trú phục vụ du khách. Mỗi khách lưu trú anh thu từ 80-100 nghìn đồng/ngày tạo thêm nguồn lực để gia đình phát triển kinh tế.

Chị Nguyễn Thị Mai, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: Chị rất thích thú khi được khám phá, trải nghiệm đời sống thường ngày của đồng bào nơi đây. Mặc dù tôi đã được đi rất nhiều khu du lịch cộng đồng ở vùng cao. Nhưng đồng bào Lô Lô ở đây có bản sắc văn hóa rất đặc sắc, riêng biệt làm rôi rất tò mò khám phá và thích thú.

Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng từ xóm Khuổi Khon, tỉnh Cao Bằng đã triển khai Đề án "Bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Lô Lô gắn với phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng" có tổng mức đầu tư 5 tỷ đồng. Trong năm 2020, dự án đã tu bổ, sửa chữa 5 ngôi nhà ở truyền thống, một nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng và một số công trình phụ trợ khác.

Đặc biệt, từ dự án đầu tư phát triển sản xuất tại 11 xóm có đồng bào Lô Lô đen sinh sống trên địa bàn huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm còn được ưu tiên đầu tư dự án hỗ trợ sợi bông để phát triển nghề dệt vải, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng.

Chị Chi Thị Duyến, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc chia sẻ: Từ năm 2019, được Nhà nước hỗ trợ sợi bông để dệt vả, chúng tôi vừa có thể sử dụng sản phẩm truyền thống do chính mình làm ra, vừa có thể bán được sản phẩm làm quà lưu niệm cho du khách để tăng thêm thu nhập.

Còn tại huyện Bảo Lâm, với tiềm năng, thế mạnh từ bản sắc văn hóa của đồng bào Lô Lô đen cũng đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch.

Nhà văn hóa cộng đồng của đồng bào Lô Lô đen ở Khuổi Khon. Ảnh tư liệu
Nhà văn hóa cộng đồng của đồng bào Lô Lô đen ở Khuổi Khon. Ảnh tư liệu

Anh Hoàng Văn Phúng, Trưởng xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm cho biết: Bà con Lô Lô đen các xóm: Cà Đổng, Cà Mèng, Cà Pẻn A, Cà Pẻn B, xã Đức Hạnh vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà sàn; thêu, dệt và mặc trang phục dân tộc; gìn giữ lễ hội, nghi lễ dân gian; hát, biểu diễn dân ca, dân vũ trong các lễ hội…

Theo anh Hoàng Văn Phúng, vào tháng 4/2022, xóm Cà Đổng được UBND huyện lựa chọn tổ chức Lễ hội văn hóa dân tộc Lô Lô với nhiều hoạt động đông đảo bà con tham gia biểu diễn dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, thi dệt vải, đan lát… đã thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm.

Bước chuyển mới từ nguồn lực chính sách 

Giai đoạn 2020 - 2025, huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm lựa chọn bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Lô Lô đen được chọn là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững.

Huyện Bảo Lạc quan tâm nghiên cứu, xây dựng nhiều chương trình hoạt động bảo tồn khơi dậy tự hào văn hóa dân tộc Lô Lô đen, như: hằng năm tổ chức "Lễ hội văn hóa dân tộc Lô Lô", "Ngày hội văn hóa các dân tộc" mời các nghệ nhân và thế hệ trẻ người Lô Lô tham gia thi trang phục dân tộc Lô Lô, múa hát dân ca, dân vũ, thêu dệt, ẩm thực, trò chơi dân gian. Văn hóa đặc sắc của dân tộc Lô Lô đen được quảng bá rộng rãi, nhằm tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng công chúng.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Bảo Lạc cho biết: Với bản sắc riêng độc đáo của mình, các làng bản người Lô Lô sở hữu những tiềm năng để trở thành những điểm du lịch văn hoá hấp dẫn.

 Hiện nay, huyện Bảo Lạc đang triển khai Đề án Quy hoạch phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, với Chương trình xây dựng NTM và các chương trình MTQG để lồng ghép nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng, thu hút khách du lịch giúp đồng bào Lô Lô từng bước phát triển kinh tế-xoá đói giảm nghèo.

Đặc biệt, trong năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), 2 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, đã tổ chức các lớp truyền dạy nghề truyền thống dân tộc Lô Lô. Cụ thể là nghề đan lát, thêu thùa, dệt vải...để bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Nghề đan lát truyền thống của đồng bào Lô Lô đen
Nghề đan lát truyền thống của đồng bào Lô Lô đen

Theo bà Nguyễn Thị Mai, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Bảo Lâm cho biết: Việc tổ chức lớp truyền dạy nghề thủ công truyền thống nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Lô Lô gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, đây cũng là một trong những nhiệm vụ góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719.

Với sự quan tâm sâu rộng của các cấp chính quyền địa phương, chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước đồng bào Lô Lô đã biết tận dụng, khai thác tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách từ phát huy giá trị văn hóa, qua đó tạo bước chuyển tích cực, hiệu quả từ mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.