Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đồng bào Lô Lô làm du lịch để thoát nghèo

Thuý Hồng - 08:45, 03/11/2022

Đồng bào Lô Lô đen ở Cao Bằng (chủ yếu sinh sống trên địa bàn huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm) có đời sống văn hoá vô cùng phong phú và đặc sắc. Điều đáng quý, bao năm qua, đồng bào Lô Lô đen rất ý thức việc gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc, nghề dệt truyền thống, nghề đan lát..., qua đó góp thêm những mảng màu rực rỡ cho bức tranh văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Phụ nữ Lô Lô đen vẫn giữ gìn được nghề dệt truyền thống
Phụ nữ Lô Lô đen vẫn giữ gìn được nghề dệt truyền thống

Người Lô Lô đời này qua đời khác đều rất chú trọng việc truyền lại cho con cháu bản sắc văn hóa của dân tộc mình, thể hiện nổi bật qua việc bảo tồn chất liệu, hoa văn trang trí trên trang phục. Từ trẻ nhỏ đến người già trong bản, hiện vẫn sử dụng trang phục truyền thống tự dệt.

 Bà Chung Thị Mính, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc cho biết: Ngay từ khi còn nhỏ, người phụ nữ Lô Lô đã được bà, mẹ dạy cách dệt vải, thêu thùa để tự làm trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đặc biệt, là chỉ cách thêu các họa tiết, hoa văn trên áo; hay cách thêu những hình vuông, hình tam giác, hình chim... chạy vòng quanh chân áo, váy. 

Phụ nữ Lô Lô ngay từ nhỏ đã được mẹ, chị dạy cho cách thêu thùa để may váy áo
Phụ nữ Lô Lô ngay từ nhỏ đã được mẹ, chị dạy cho cách thêu thùa để may váy áo

Ngoài ra, phụ nữ Lô Lô còn giữ nghề thủ công truyền thống, như: đan lát, thêu thổ cẩm... phục vụ nhu cầu gia đình và bày bán tại các chợ phiên để nâng cao thu nhập.

Trang phục của người Lô Lô dựa trên nền vải chàm và được cắt, khâu thủ công. Áo của phụ nữ Lô Lô là loại áo ngắn, hở bụng, thân áo chỉ dài 30 - 35cm, tay áo có những đường viền vải màu sặc sỡ. Dọc sống lưng áo cũng được trang trí cầu kỳ bằng cách ghép vải màu, tạo thành hình tam giác, hình vuông trông rất lạ và đẹp mắt. Gam màu chủ đạo trang trí trên trang phục nữ là đỏ và vàng. Quần ống rộng có dải rút. Để làm tôn lên vẻ đẹp của bộ trang phục truyền thống rực rỡ, bắt mắt thì không thể thiếu các trang sức bằng bạc. 

Đường nét hoa văn trên áo là những hình vuông, hình tam giác, hình chim... chạy vòng quanh chân áo, váy
Đường nét hoa văn trên áo là những hình vuông, hình tam giác, hình chim... chạy vòng quanh chân áo, váy

Vòng cổ của họ không chỉ dùng một chiếc mà một bộ có từ 5 - 7 chiếc, từ nhỏ đến lớn, khi đeo không bị chồng lên nhau mà được xếp cạnh nhau trông rất đẹp. Ngoài vòng cổ, phụ nữ Lô Lô còn đeo vòng tay và khuyên tai, tất cả đều được chế tác từ kim loại bạc.

Riêng trang phục của nam giới người dân tộc Lô Lô đen, thì gần giống với trang phục của các dân tộc Tày, Nùng. Nam giới Lô Lô đen mặc áo xẻ tà hai bên, cài cúc bên nách phải, thường chít khăn trên đầu. Quần cũng là loại quần ống rộng hơi giống kiểu quần của nam giới dân tộc Tày.

Các cô gái Lô Lô đen trong trang phục truyền thống xuống chợ với những chiếc nón lá làm duyên
Các cô gái Lô Lô đen trong trang phục truyền thống xuống chợ với những chiếc nón lá làm duyên
Các cô gái Lô Lô tươi tắn trong trang phục dân tộc truyền thống
Các cô gái Lô Lô tươi tắn trong trang phục dân tộc truyền thống

Đặc biệt, triển khai thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, cuộc sống của đồng bào Lô Lô ở Cao Bằng dần đổi thay. 

Từ dự án đầu tư phát triển sản xuất tại 11 xóm có đồng bào Lô Lô sinh sống thì, trong đó có Khau Cà, xã Hồng Trị và xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (huyện Bảo Lạc); xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) được ưu tiên đầu tư dự án hỗ trợ sợi bông để phát triển nghề dệt vải, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng; trong đó xóm Khuổi Khon trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của huyện Bảo Lạc, cũng như tỉnh Cao Bằng.

Để làm tôn lên vẻ đẹp của bộ trang phục truyền thống rực rỡ, bắt mắt thì không thể thiếu các trang sức bằng bạc
Để tôn thêm vẻ đẹp và sắc màu rực rỡ của bộ trang phục truyền thống, không thể thiếu các trang sức bằng bạc

Chị Chi Thị Duyến, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc chia sẻ: Năm 2019, nhiều chị em trong xóm được Nhà nước hỗ trợ dạy nghề dệt hoa văn trên khăn, áo. Từ khi được hỗ trợ sợi bông để dệt vả, chúng tôi vừa có thể sử dụng sản phẩm truyền thống do chính mình làm ra, vừa có thể bán được sản phẩm làm quà lưu niệm cho du khách.

Phụ nữ Lô Lô ăn trầu để nhuộm răng đen
Nhiều phụ nữ Lô Lô vẫn duy trì việc ăn trầu để nhuộm răng đen

Đặc biệt, không chỉ giữ gìn nghề dệt vải, thêu thùa mà nghề đan mây, tre truyền thống  hầu như người đàn ông Lô Lô nào cũng biết. Các sản phẩm của nghề đan lát chủ yếu phục vụ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, như: giỏ đựng cá, nong, mẹt, cót trải sàn nhà. Sản phẩm có độ tinh xảo cao nhất trong nghề đan lát của người Lô Lô, chính là chiếc nón đội đầu.

Ông Nông Văn Khánh, Chủ tịch xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc cho biết: Nhờ bảo tồn văn hoá truyền thống gắn với phát triển du lịch mà đời sống đồng bào Lô Lô ở xóm Khuổi Khon đã từng bước có sự thay đổi đáng mừng. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm cao. Trước đây, 50% số hộ đồng bào Lô Lô ở Khuổi Khon là hộ nghèo, cận nghèo. Từ khi người dân bắt tay vào làm du lịch, tỉ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt. Hiện nay, xóm chỉ còn 10/62 hộ nghèo (chiếm hơn 16%).

Nghề đan lát truyền thống do đàn ông Lô Lô đảm nhiệm
Hầu hết đàn ông Lô Lô đều biết nghề đan lát truyền thống

Nói về việc đồng bào Lô Lô đen giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện Bảo Lạc cho biết: Dân tộc Lô Lô có những bản sắc văn hóa độc đáo. Với bản sắc riêng độc đáo của mình, các làng bản người Lô Lô có tiềm năng trở thành những điểm du lịch văn hoá hấp dẫn.

Trong thời gian tới, huyện Bảo Lạc sẽ gắn Đề án Quy hoạch phát triển điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, với chương trình xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia để lồng ghép nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch giúp đồng bào Lô Lô từng bước phát triển kinh tế-xoá đói giảm nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 24/10/2024, tại Tp. Thái Nguyên, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV - năm 2024 đã được tổ chức long trọng. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đến dự và chỉ đạo Đại hội.