Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Minh Thu - 22:37, 03/04/2025

Sau gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Nét tưới mới ở huyện Di Linh (Ảnh minh họa).
Nhiều địa phương ở huyện Di Linh không ngừng khởi sắc. (Ảnh minh họa)

Kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ

Với tổng nguồn vốn đầu tư lên đến 1.734 tỷ đồng, tỉnh đã tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như hạ tầng, giáo dục, y tế, văn hóa, nhằm nâng cao đời sống và tạo điều kiện phát triển cho đồng bào DTTS.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua là sự đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giao thông. Đến nay, đã có trên 500 công trình đường giao thông tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đã được xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Qua đó, góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Đơn cử như ở huyện Lâm Hà; triển khai Chương trình MTQG 1719, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện cho 26 hộ khó khăn vay hơn 1 tỷ đồng để làm nhà. Ngoài việc hỗ trợ nhà ở, huyện cũng đang hoàn thiện một số công trình nước sinh hoạt tập trung.

Theo ông Hoàng Sơn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lâm Hà, huyện đã nỗ lực sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo các dự án được tập trung vào trọng tâm, trọng điểm và không dàn trải.

Còn tại Di Linh, địa phương này hiện đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 1 hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là người DTTS từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. Dự án được thực hiện tại 5 xã: Đinh Trang Thượng, Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Bảo Thuận và Tân Nghĩa nhằm giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho bà con. Ngoài ra, để nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, huyện Di Linh đã phê duyệt một điểm định canh, định cư tập trung tại khu dân cư R’Hàng Plồi, thôn Hàng Làng, xã Gung Ré. Khu vực này có tổng diện tích 20ha, dự kiến sẽ phục vụ cho 87 hộ với tổng số 435 nhân khẩu. Việc xây dựng điểm định cư này không chỉ giúp giải quyết vấn đề về chỗ ở mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc phát triển sản xuất và ổn định cuộc sống.

Đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng nay đã bắt đầu học trồng dâu, nuôi tằm và bán kén tằm cho công ty sản xuất tơ lụa (Ảnh minh họa).
Đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lâm Đồng nay đã bắt đầu học trồng dâu, nuôi tằm và bán kén tằm cho công ty sản xuất tơ lụa. (Ảnh minh họa)

Chú trọng nâng cao thu nhập cho người dân

Thực hiện tốt chính sách dân tộc và hỗ trợ sinh kế phù hợp là giải pháp giúp người dân giảm nghèo bền vững. Qua triển khai thực hiện cho thấy, việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người nghèo vùng đồng bào DTTS đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đây chính là cách thức để địa phương bứt phá trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân gắn với công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS tại địa phương".

Ông Bon Yô Soan Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng

Đam Rông là địa phương có xuất phát điểm thấp của tỉnh Lâm Đồng, do vậy huyện đã xác định những biện pháp mang tính lâu dài để giúp người dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, huyện đặc biệt chú trọng việc dạy nghề cho lao động người DTTS để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, công tác dạy nghề được gắn liền với khâu sản xuất cũng như khâu tạo việc làm để giải quyết lực lượng lao động ở địa phương cũng như giúp người dân nâng cao thu nhập. Qua những lớp dạy nghề, bà con DTTS có thể tiếp cận với các kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả.

Cùng với đó, chính quyền các địa phương cũng tư vấn, hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình canh tác, sản xuất để nâng cao chất lượng. Như gia đình chị Ka M’Rao là một trong những gia đình đầu tiên ở xã Đạ M’rông chuyển đổi sang mô hình trồng dâu nuôi tằm. Trước kia gia đình chị chỉ trông chờ vào nguồn thu từ vườn bắp, lúa nước nên cuộc sống khó khăn, thu nhập ít ỏi. Nay được chính quyền địa phương hỗ trợ nông cụ để trồng dâu nuôi tằm, gia đình chị đã quyết tâm chuyển đổi mô hình sản xuất.

“Ban đầu, tôi cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trồng dâu nuôi tằm, nhưng được tham dự các lớp tập huấn, tôi đã áp dụng có hiệu quả vào sản xuất dâu và kén. Hiện tại, mỗi kén tằm đạt tiêu chuẩn được thương lái thu mua với giá 180.000 - 200.000 đồng/kg, gia đình có nguồn thu ổn định, cuộc sống không còn khó khăn như trước” - chị Ka M’Rao bộc bạch.

Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng cho thấy, nhờ triển khai đồng bộ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách dân tộc; đặc biệt nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Nhiều hộ dân đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như: rau, hoa, cà phê, chè, sầu riêng, cây ăn quả, dâu tằm...; chăn nuôi gia súc (bò sữa, bò thịt, heo), gia cầm, cá… đã hình thành và phát triển mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao, nhất là tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai..; sản lượng, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông nghiệp năm sau tăng hơn năm trước. Các vùng chuyên canh phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống được cải thiện rõ rệt. Nhiều hộ đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Theo ông Bon Yô Soan - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Lâm Đồng, thực hiện tốt chính sách dân tộc và hỗ trợ sinh kế phù hợp là giải pháp giúp người dân giảm nghèo bền vững. Qua triển khai thực hiện cho thấy, việc hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho người nghèo vùng đồng bào DTTS đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đây chính là cách thức để địa phương bứt phá trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân gắn với công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào DTTS tại địa phương.

Nhờ triển khai đồng bộ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách dân tộc; đặc biệt nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, diện mạo vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Nhiều hộ dân đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, như: rau, hoa, cà phê, chè, sầu riêng, cây ăn quả, dâu tằm...; chăn nuôi gia súc (bò sữa, bò thịt, heo), gia cầm, cá… đã hình thành và phát triển mạnh, mang lại giá trị kinh tế cao, nhất là tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đạ Huoai..

Tin cùng chuyên mục
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...