Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Thúy Hồng - 17:54, 08/12/2023

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.

Đời sống của đồng bào La Hủ ngày càng khởi sắc
Đời sống của đồng bào La Hủ ngày càng khởi sắc

Những người trẻ dám nghĩ, dám làm

Xã Bum Tở của huyện Mường Tè cũng là nơi sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc La Hủ. Trước đây, cuộc sống người dân nơi đây vốn rất khó khăn, thiếu thốn do bị hoành hành bởi thuốc phiện, nhưng Bum Tở giờ đã thay da đổi thịt. Trên khắp các sườn đồi đã phủ kín một màu xanh tít tắp của quế, sa nhân, trên các bản làng, nhiều ngôi nhà mới mọc lên khang trang.

Ngay mặt đường quốc lộ, một ngôi nhà 3 tầng khang trang mới xây lớn nhất bản của Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng bản Nậm Xả, Vàng Giá Chừ. Mới 35 tuổi, nhưng Vàng Giá Chừ đã có cơ ngơi tiền tỷ.

Ngoài trồng quế, chăn nuôi bò, dê, lợn Vàng Giá Chừ còn thu mua các loại nông sản của bà con rồi sơ chế, sau đó bán lại cho thương lái
Ngoài trồng quế, chăn nuôi bò, dê, lợn, anh Vàng Giá Chừ còn thu mua các loại nông sản của bà con rồi sơ chế, sau đó bán lại cho thương lái

Năm 2016 sau khi tốt nghiệp ngành Dược trường ĐH Dược Hà Nội, anh không xin đi vào làm nhà nước mà về quê kinh doanh buôn bán nông lâm sản. Năm 2017, khi Nhà nước có chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh Chừ mạnh dạn đầu tư trồng hơn 14ha quế. 

Những ngày bắt đầu trồng quế, người dân trong bản được cán bộ huyện lên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cộng với cây quế hợp thổ nhưỡng khí hậu nên sinh trưởng, phát triển tốt, hiệu quả kinh tế rất cao. Hiện nay, vườn quế của anh Chừ đã có thể thu hoạch, ước tính, mỗi ha quế thu về khoảng 700 triệu đồng, như vậy 14ha của anh Chừ có thể thu về gần chục tỷ đồng.

Ngoài trồng quế, thu nhập chính của gia đình anh từ chăn nuôi bò, dê, lợn và thu mua các loại nông sản của bà con rồi sơ chế, sau đó bán lại cho thương lái. Từ việc mua bán nông sản, trung bình mỗi năm gia đình cũng thu nhập hơn 150 triệu đồng.

Những bao thóc được chất đầy góc nhà của Trưởng bản Pha Bu Pờ Lò Hừ
Những bao thóc được chất đầy góc nhà của Trưởng bản Pha Bu Pờ Lò Hừ

Cũng giống như Vàng Giá Chừ, Bí thư, Trưởng bản Pờ Lò Hừ, sinh năm 1981 ở bản Pha Bu cũng là người đi đầu trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Năm ở giữa bản, nhà anh Pờ Lò Hừ là căn nhà sàn rộng chừng 100m2, phía sau còn có căn nhà cấp bốn với mái tôn khang trang. Ngay cửa vào, một góc dưới sàn nhà được xếp kín những bao thóc. Trên tường gỗ treo la liệt những bằng khen, giấy khen của anh Hừ và con cái. Bên trong gian nhà cấp 4 hơn 300 bao thóc đã được chủ nhà xếp ngay ngắn.

Trung úy Phạm Minh Lượng, Đội Trinh sát của Đồn biên phòng Pa Ủ, hồ hởi giới thiệu với chúng tôi, gia đình Pờ Lò Hừ là triệu phú của bản đấy. Ngoài hơn 120 con trâu, bò, gia đình anh Hừ còn có hơn 50ha đất trồng tam thất, nhân sâm, thảo quả... cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm. Với bà con trong vùng thì như thế là người giàu, là "triệu phú" rồi!

Trò chuyện với chúng tôi, Pờ Lò Hừ cho biết: Trước đây, cuộc sống nay đây mai đó, đói no phụ thuộc vào tự nhiên, chưa hề biết đến các phương thức nuôi trồng để phát triển kinh tế. An cư rồi, không thể cứ nghèo khổ mãi được nên Hừ quyết định nuôi bò, nuôi dê để phát triển kinh tế. "Cán bộ xã và BĐBP đến tận nhà hướng dẫn làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, tránh rét, giữ vệ sinh phòng bệnh cho đàn gia súc. Có được cơ ngơi khang trang này, gia đình tôi biết ơn Đảng, Nhà nước và bộ đội lắm", Pờ Lò Hừ nói.

Không chỉ nghĩ làm giàu cho bản thân mà rất muốn cả bản cũng giàu lên như mình, Pờ Lò Hừ còn rất nhiệt tình chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng và cung cấp cây, con giống tạo công ăn việc làm cho 20 người, có lúc cao điểm lên đến 40 người.

Trưởng bản Pờ Lò Hừ là người đầu tiên mua ô tô của bản Pha Bu
Trưởng bản Pờ Lò Hừ là người đầu tiên mua ô tô ở bản Pha Bu

Mô hình hoạt động của gia đình anh Pờ Lò Hừ giống như một hợp tác xã nông nghiệp, cùng ăn, cùng làm và cùng chia sản phẩm. Pờ Gặng Đư, Phó trưởng bản Pha Bu cũng chia sẻ, cũng nhờ có sự giúp đỡ của anh Hừ, kinh tế gia đình Đư đã ổn định đấy.  Gia đình mình vừa xây một căn nhà sàn gỗ khang trang ngay đầu bản. Số tiền xây dựng cũng lên đến 300 - 400 triệu đồng.

Theo ông Đào Văn Thức, Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ, những gương điển hình như Pờ Lò Hừ rất đáng trân trọng. Anh Hừ đã tạo sức lan tỏa và là tấm gương để động viên, giúp đỡ, vận động bà con Nhân dân địa phương học và làm theo, từ đó góp phần làm cho kinh tế - xã hội của xã từng bước được nâng lên.

Đổi thay trên đất khó

Chuyện những triệu phú trẻ người La Hủ ở mảnh đất Mường Tè giờ đây không còn hiếm. Từ các chính sách đầu tư, sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương đã thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán lạc hậu của đồng bào La Hủ. Nhiều công trình, dự án quy mô lớn, có tác động lan tỏa hoàn thành, đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo cho người dân.

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những tỷ phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.

Theo Chủ tịch UBND xã Bum Tở Vàng Hu Chờ, từ các chương trình được triển khai, đời sống của bà con đã thay đổi khá nhiều. Được nhiều nhất là nhận thức của người dân về phát triển kinh tế đã từng ngày thay đổi. Người dân đã chuyển đổi từ trồng ngô, sắn sang các cây rừng có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2022 đã giảm được gần 7% hộ nghèo.

Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào La Hủ đã được nâng cao
Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào La Hủ đã được nâng cao

Đánh giá về những chính sách đầu tư, phát triển dành cho đồng bào La Hủ ở Mường Tè, ông Đao Văn Khánh, Chủ tịch UBND huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nhận định, đồng bào La Hủ tại 5 xã của Mường Tè đã và đang được thụ hưởng nhiều chính sách, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, được hướng dẫn ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó, vùng đồng bào La Hủ đã được khoác lên mình tấm áo mới, cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng xã hội được tăng cường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.