Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Lễ cúng dòng họ của đồng bào Mông

    Lễ cúng dòng họ của đồng bào Mông

    Sắc màu 54 - 21:35, 30/01/2018

    Đồng bào Mông rất coi trọng dòng họ gồm những người có chung tổ tiên. Người Mông có nghi lễ cúng dòng họ vào dịp cuối năm để cầu xin thần linh phù hộ cho các thành viên trong dòng họ và bản làng khỏe mạnh, mùa màng được tốt tươi, chăn nuôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc…
  • Nhà thơ Pờ Sảo Mìn Niềm tự hào của người Pa Dí

    Nhà thơ Pờ Sảo Mìn Niềm tự hào của người Pa Dí

    Sắc màu 54 - 21:18, 30/01/2018

    “Người con trai Pa Dí”-nhà thơ Pờ Sảo Mìn sinh ra và lớn lên ở thôn Nà Bủ, xã Tung Chúng Phố, huyện Mường Khương (Lào Cai). Ông là cử nhân Văn chương đầu tiên của cộng đồng dân tộc Pa Dí-một nhánh địa phương dân tộc Tày), được đào tạo qua Trường Bồi dưỡng viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI, Trường Viết văn Nguyễn Du khóa II, sau đó công tác tại Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Khương. Năm 1991, ông nghỉ hưu, trở về cuộc sống “uống sương mù và ăn sỏi đá/Ép đá xanh thành rượu uống hằng ngày”.
  • Bánh chưng đen Cao Bằng

    Bánh chưng đen Cao Bằng

    Sắc màu 54 - 12:39, 30/01/2018

    Theo truyền thống của dân tộc Tày, Cao Bằng, bánh chưng đen là sản vật không thể thiếu được trong ngày lễ. Đặc biệt là Tết Nguyên đán, các gia đình dù khó khăn đến đâu cũng phải tích trữ kiếm cho bằng được những ống gạo nếp hương đồng bào Tày gọi là “khẩu pái” và tro than cây muối chua (người Tày gọi là “mạy piệt”), lá dong rừng thịt lợn đen, đỗ xanh làm nhân để gói bánh trưng đen.
  • Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao

    Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao

    Sắc màu 54 - 12:30, 30/01/2018

    Người Dao coi Lễ Cấp sắc là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi một con người. Đối với đàn ông dân tộc Dao, chỉ khi được cấp sắc thì người con trai đó mới được cộng đồng công nhận là đã trưởng thành.
  • Chàng trai Cơ-tu đam mê văn hóa dân tộc

    Chàng trai Cơ-tu đam mê văn hóa dân tộc

    Sắc màu 54 - 12:27, 30/01/2018

    Không chỉ yêu thích và biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Cơ-tu, Pơ Loong Phước (22 tuổi, ở thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing, Nam Giang, Quảng Nam) còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa với mong muốn góp sức trẻ vào việc giới thiệu, truyền bá nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
  • Từ giáo viên thể dục đến nhà nghiên cứu văn hóa Thái

    Từ giáo viên thể dục đến nhà nghiên cứu văn hóa Thái

    Sắc màu 54 - 11:05, 30/01/2018

    Không phải là người con của đồng bào dân tộc Thái nhưng thầy giáo Lê Thanh Tùng luôn say mê tìm hiểu, sưu tầm các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái Mường Lò-Nghĩa Lộ, để truyền bá, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Thái ở Yên Bái.
  • Tây Nguyên Dần vắng bóng tượng nhà mồ

    Tây Nguyên Dần vắng bóng tượng nhà mồ

    Sắc màu 54 - 21:16, 29/01/2018

    Vừa đưa chiếc đục chỉnh lại những chi tiết trên bức tượng, với tên gọi “kết hôn”, Đinh Plih, xã Tơ Tung, huyện KBang, tỉnh Gia Lai cho biết: Trước đây, khi anh còn nhỏ vẫn thường theo chân cha mình đi tạc tượng gỗ ở khắp các nơi trong dịp bỏ mả của người Ba-na. Đối với họ, nhà mồ đẹp phải được trang trí kỳ công kèm theo nhiều tượng gỗ dựng ở bốn góc, chung quanh hàng rào, hai bên cửa ra vào.
  • Tranh Hàng Trống “Những điều xưa cũ mới mẻ”

    Tranh Hàng Trống “Những điều xưa cũ mới mẻ”

    Sắc màu 54 - 19:09, 29/01/2018

    Đó là tên chủ đề của Triển lãm tranh Hàng Trống được thực hiện bởi nhóm S River, do nhà thiết kế Trịnh Thu Trang (giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) sáng lập đầu năm 2017, với mong muốn đưa dòng tranh dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa đất kinh kỳ xưa quay trở lại với công chúng. Bên cạnh việc trưng bày, nhóm S River còn giới thiệu đến công chúng những sáng tạo trong việc đưa họa tiết từ tranh Hàng Trống vào ứng dụng đời sống. Triển lãm diễn ra từ ngày 10- 25/1/2018, tại Nhà sách Cá Chép (Hà Nội).
  • Nguồn sống nào cho nghệ thuật vũ kịch rô băm?

    Nguồn sống nào cho nghệ thuật vũ kịch rô băm?

    Sắc màu 54 - 19:08, 29/01/2018

    Nghệ nhân Ưu tú Lâm Thị Hương, Trưởng đoàn Nghệ thuật Rô băm Ba Sak Bưng Chông cho biết, chị đưa các diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Rô băm ra Hà Nội tham gia biểu diễn các trích đoạn rô băm hằng ngày tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam từ tháng 4/2016 đến nay. Khi xem các diễn viên của Đoàn biểu diễn, khán giả Thủ đô và du khách rất thích thú, say mê. Tuy nhiên, khi nói về việc bảo tồn nghệ thuật rô băm, Nghệ nhân Lâm Thị Hương lại đau đáu, trăn trở…
  • Vải lanh vẻ đẹp kết tinh từ truyền thống

    Vải lanh vẻ đẹp kết tinh từ truyền thống

    Sắc màu 54 - 14:43, 29/01/2018

    Hiện nay, không ít dân tộc đang bị mai một bản sắc văn hóa, nhưng dân tộc Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta vẫn bảo tồn, phát huy khá tốt bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Một trong những di sản văn hóa được đồng bào Mông gìn giữ, phát triển, tạo thành sản phẩm du lịch đó là vải lanh (vải thổ cẩm) được làm bằng phương pháp thủ công truyền thống.