Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chàng trai Cơ-tu đam mê văn hóa dân tộc

PV - 12:27, 30/01/2018

Không chỉ yêu thích và biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào Cơ-tu, Pơ Loong Phước (22 tuổi, ở thôn Zơ Ra, xã Tà Bhing, Nam Giang, Quảng Nam) còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa với mong muốn góp sức trẻ vào việc giới thiệu, truyền bá nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Cuộc sống của người Cơ-tu luôn gắn liền với những câu hát lý, với làn điệu dân ca quen thuộc. Họ hát khi lên nương rẫy, hát khi đi suối đi rừng, trong những lễ hội hằng năm, lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu… Tiếng khèn, tiếng sáo vang lên cùng câu hát dìu dặt của người Cơ-tu như một sự gắn kết con người với nhau.

Pơ Loong Phước (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng du khách nước ngoài. Pơ Loong Phước (thứ hai từ phải sang) chụp ảnh lưu niệm cùng du khách nước ngoài.

 

Cũng như bao đứa trẻ Cơ-tu khác, Phước lớn lên cùng những câu hát, lời ru của ông bà, cha mẹ. Khi lớn lên, chàng trai Pơ Loong Phước thường đi theo ông, theo cha để nghe các cụ già trong bản đàm thoại, nói lý, hát lý. Niềm đam mê, yêu thích văn hóa độc đáo của đồng bào Cơ-tu lớn dần theo năm tháng, Phước tự mày mò học hỏi để làm các loại nhạc cụ truyền thống. Hiện nay, trong nhà Pơ Loong Phước có khoảng 10 loại nhạc cụ tự làm như khèn, đàn Abel, đàn hai dây Preér, đàn ba dây Ðrưr...

Năm 2013, khi biết tin xã Tà Bhing thành lập Câu lạc bộ Dân ca dân vũ Cơ-tu, Phước đăng ký tham gia sinh hoạt và giữ nhiều vai trò, từ chơi nhạc cụ, hát cho đến nhảy các điệu múa truyền thống. Trưởng Câu lạc bộ Dân ca dân vũ Cơ-tu Bhơ Nướch Cheo cho biết: Phước là một trong những thành viên trẻ nhất câu lạc bộ, tham gia nhiệt tình các hoạt động. Bộ môn nào Phước cũng tham gia, hát rồi thổi sáo, đánh đàn… Mình hát theo điệu nào thì Phước đệm đàn, thổi sáo theo điệu đó, mọi nhạc cụ Phước đều chơi thành thạo.

Chàng trai trẻ luôn được chọn đi biểu diễn nhiều nơi. Ðáng chú ý là, chuỗi chương trình Ðêm hội Cơ-tu tại Hội An trong dịp diễn ra Festival Di sản Quảng Nam 2017 đã để lại cho Phước nhiều ấn tượng nhất. Pơ Loong Phước chia sẻ: “Những lần được cùng đoàn đi tham gia các hoạt động, mình đều rất háo hức và luôn cố gắng. Những dịp như vậy, không chỉ được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm, mà còn là cơ hội giới thiệu cho mọi người trong nước và ngoài nước biết và hiểu thêm về sự phong phú, độc đáo của văn hóa Cơ-tu”.

Càng được đi nhiều, biết nhiều, Phước càng cố gắng hơn trong công việc chung của làng, của xã. Tình yêu văn hóa dân tộc của chàng trai Cơ-tu này đang tạo thêm sức lan tỏa cho các thế hệ trẻ ở quê hương trong việc bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào mình.

THANH TÂM

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.