Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển (Bài 1)

Phạm Tiến - 06:27, 25/11/2023

LTS: Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc rất ít người ở nước ta. Địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào Chứt là ở Quảng Bình (85%) và một phần ở các tỉnh Hà Tĩnh, Đăk Lăk và Lâm Đồng….Để giúp đồng bào vươn lên, hòa nhập với các dân tộc khác, trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đặc thù dành cho nhóm dân tộc này. Đặc biệt, hiện nay việc triển khai Chương trình MTQG 1719 đã tạo cơ hội để đồng bào Chứt đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ.

Nhiều chính sách đặc thù được triển khai

Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số, tính đến năm 2019, dân tộc Chứt có 7.513 nhân khẩu. Dân tộc Chứt có các nhóm địa phương: Sách, Rục, Mày, Mã Liềng và Arem. Tại Quảng Bình, đồng bào Chứt chiếm đến 85% người Chứt cả nước. Đồng bào cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng biên của huyện Minh Hóa, một phần nhỏ ở huyện Bố Trạch và huyện Tuyên Hóa. Đây là những địa bàn có khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi dốc thường xuyên sạt lở về mùa mưa, thiếu nước về mùa khô...

85% người Chứt sinh sống tại các huyện vùng cao, vùng biên giới của huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình
85% người Chứt sinh sống tại các huyện vùng cao, vùng biên giới của huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình

Với chủ trương "không để ai ở lại phía sau", Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều Chương trình, chính sách dân tộc như 134;135; 30a, mới đây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719);  nhờ đó đời sống đồng bào Chứt không ngừng được nâng lên. 

Riêng Chương trình 135 giai đoạn 2013 - 2017, trên địa bàn huyện Minh Hóa đã có 15.084 lượt hộ đồng bào Chứt đã được hỗ trợ phát triển sản xuất hơn 10 tỷ đồng. 

Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, giai đoạn 2013 - 2017, có 140.000 lượt người dân tộc Chứt được hỗ trợ giống cây lâm nghiệp, cây lương thực và giống gia súc, gia cầm với trị giá 14 tỷ đồng. Ngoài ra, người Chứt ở Quảng Bình cũng được hỗ trợ nước phân tán, đất sản xuất, đào tạo nghề, vay vốn phát triển sản xuất với tổng kinh phí thực hiện 114,5 tỷ đồng theo Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với Chương trình, chính sách dân tộc mà Đảng và Nhà nước đã triển khai, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và các cấp ủy, tổ chức đảng có đồng bào dân tộc Chứt sinh sống cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến đời sống của đồng bào. Các huyện ủy Minh Hóa, Bố Trạch, Tuyên Hóa đã phân công cấp ủy viên có năng lực phụ trách các xã có đồng bào Chứt sinh sống còn gặp nhiều khó khăn. Từ đó hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu công tác vận động Nhân dân trong tình hình mới. 

Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã có nhiều giải pháp giúp đỡ để đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Tiêu biểu như mô hình giúp đồng bào Chứt ở bản Ka Ai, xã Dân Hoa (Minh Hóa) trồng lúa nước. Hay như mô hình ánh sáng vùng biên...nhờ đó, đời sống đồng bào Chứt ở nhiều bản vùng sâu vùng xa có nhiều thay đổi. 

(CĐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI) Triển khai Chương trình MTQG 1719- Tạo bứt phá trong đồng bào Chứt ở Quảng Bình: Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư (Bài 1) 1
Mô hình lúa nước Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình giúp đồng bào Chứt ở bản Ka Ai, xã Dân Hóa triển khai thực hiện đã giúp bà con hết cảnh thiếu đói mùa giáp hạt

Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, đồng bào Chửt ở Quảng Bình đã có 211 đảng viên, sinh hoạt tại các tổ chức Đảng (chiếm 21,59% đảng viên người dân tộc thiểu số toàn tỉnh). Chất lượng đội ngũ đảng viên người dân tộc Chứt có sự chuyển biến đáng kể. Về trình độ chuyên môn, hiện nay có 02/02 cán bộ người dân tộc Chứt đang công tác tại các cơ quan cấp huyện đã tốt nghiệp đại học. Có 28/56 người công tác tại các xã đã tốt nghiệp trung cấp trở lên, 15/56 người tốt nghiệp sơ cấp. 

Cơ sở hạ tầng dần được đầu tư đồng bộ 

Thông qua những Chương trình như 134; 145, Chương trình 30a, Chương trình MTQG 1719 được triển khai thực hiện, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào Chứt sinh sống ở Quảng Bình được đầu tư động bộ, khang trang. Đến nay, 100% thôn, bản có người Chứt sinh sống trên địa bàn các huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch và 41% thôn, bản ở huyện Minh Hóa đã có đường ô tô về đến tận bản. 100% thôn, bản có dân tộc Chứt sinh sống trên địa bàn huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa đã có nguồn điện lưới quốc gia. 

Tháng 10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đối tượng hưởng lợi của đề án này là 16 dân tộc rất ít người (các dân tộc dưới 10.000 người) trong đó có dân tộc Chứt. Thời gian thực hiện Đề án là 10 năm, với mục tiêu: duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc rất ít người, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách bền vững.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và các cấp, các ngành liên quan cũng đã  thiết kế xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh, với mục tiêu nhằm sớm đưa dân tộc Chứt thoát đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững.

Năm 2021, Chương trình MTQG 1719 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc. Vùng đồng bào Chứt ở Quảng Bình sinh sống có thêm nhiều công trình được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, triển khai nội dung tại Dự án 1 cũng đã giúp nhiều hộ đồng bào Chứt có điều kiện được sống trong những ngôi nhà "3 cứng" khang trang.

(CĐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI) Triển khai Chương trình MTQG 1719- Tạo bứt phá trong đồng bào Chứt ở Quảng Bình: Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư (Bài 1) 2
Điểm Trường Tiểu học Dân Hóa ở bản Ô Ốc sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng đã đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, một số nội dung, tiểu dự án, dự án của Chương trình được triển khai, sẽ góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào DTTS và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa;……Đây là những cơ hội để bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt.

Ngược đường Quốc lộ 12A về xã vùng biên Dân Hóa, huyện Minh Hóa vào những ngày giữa tháng 11, chúng tôi được biết, toàn xã có 11 bản với 100% dân số là đồng bào Chứt sinh sống. Điểm đầu tiên chúng tôi dừng chân là tuyến đường dân sinh ở bản Bãi Dinh được bê tông hóa phẳng lì.

Tuyến đường được xây dựng từ nguồn vốn Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 vừa mới hoàn thành đưa vào sử dụng. Đường được thiết kế tiêu chuẩn đường giao thông cấp IV (cấp C), kết cấu bê tông, nền đường rộng 4m và mặt đường rộng 3m, với tổng chiều dài là gần 400m, có mương thoát nước ở ta ly âm, tổng mức đầu tư gần 1,2 tỷ đồng. Tuyến đường đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Chứt đi lại, góp phần làm thay đổi diện mạo bản Bãi Dinh nói riêng và xã Dân Hóa nói chung.

Đường nội bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã được bê tông hóa
Đường nội bản Ka Ai, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa đã được bê tông hóa

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Đinh Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa cho biết: “Công trình đường dân sinh ở bản Bãi Dinh hoàn thiện và đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương, tổ giám sát cộng đồng nên công trình hoàn thiện đảm bảo chất lượng và mỹ quan. Việc đưa công trình vào sử dụng đáp ứng mong mỏi từ lâu của bà con ở Bãi Dinh”.

Ở xã vùng biên Dân Hóa, còn có công trình điểm Trường Tiểu học bản ÔỐc sử dụng nguồn vốn Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 cũng đã đưa vào sử dụng. Công trình này có tổng mức đầu tư 1,7 tỷ đồng, quy mô xây dựng 2 phòng học phục vụ 100% con em đồng bào Chứt ở bản có nơi học tập khang trang hơn.

Không chỉ đầu tư xây dựng các công trình công cộng, Chương trình MTQG 1719 cũng đã và đang hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Trong năm 2022 và năm 2023, toàn huyện Minh Hóa có 430 hộ gia đình được phê duyệt hỗ trợ nhà ở, Trong đó, phần lớn số hộ được thụ hưởng là đồng bào Chứt. Hiện nay, toàn huyện Minh Hóa đang có 175 hộ gia đình đồng loạt triển khai các bước để tiến tới xây dựng nhà mới.

Cơ sở vật chất các bản làng vùng cao Quảng Bình ngày càng được động bộ, hiện đại hóa
Cơ sở vật chất các bản làng vùng cao Quảng Bình ngày càng được đầu tư đồng bộ

Ông Cao Sỹ ở thôn Đặng Hóa, xã Hóa Sơn, là hộ được thụ hưởng chính sách hỗ nhà ở theo Dự án 1 trong Chương trình MTQG 1719. Ông Cao Sỹ phấn khởi thông tin, được hỗ trợ xây dựng, gia đình ông đã  vay mượn thêm để xây căn nhà kiên cố, hiện nay phần móng ngôi nhà mới đã được hoàn thiện, với kết cấu bê tông cốt thép. Tới đây, khi móng đông cứng sẽ xây dựng tường bao theo tiêu chuẩn nhà "3 cứng" như quy định.

Tương tự gia đình chị Cao Thị Liễu đang khởi công, đào móng để xây nhà mới từ nguồn hỗ trợ Chương trình MTQG 1719. Chia sẻ với phóng viên, chị Cao Thị Liễu không giấu nổi niềm vui: “Bao nhiêu năm gia đình ở trong căn nhà tạm bợ, bất an trước mùa mưa bão đến giờ được nhà nước hỗ trợ tiền xây nhà mới, gia đình tôi vui lắm chú ạ”.

Bên cạnh triển khai nội dung về hỗ trợ nhà ở, xây dựng các công trình thiết yếu, hiện nay các dự án, tiểu dự khác trong Chương trình MTQG vẫn đang được  huyện Minh Hóa tiếp tục triển khai. Đây là sẽ trợ lực quan trọng để đồng bào Chứt tiếp tục vươn lên xây dựng cuộc sống ngày một sung túc hơn.

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.