Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Lào Cai: Tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách đối với dân tộc có khó khăn đặc thù

Trọng Bảo - 06:25, 14/11/2023

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có dân tộc Bố Y thuộc nhóm dân tộc rất ít người. Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế - xã hội dân tộc Bố Y đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, dân tộc Bố Y đang còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. HIện nay, Lào Cai đang tích cực triển khai các bước thực hiện Dự án 9 về đầu tư, phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình MTQG 1719. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai về tình hình đời sống, những chính sách dân tộc đã và đang tiếp tục đầu tư nhằm tiếp tục phát triển toàn diện dân tộc Bố Y.

Phó trưởng Ban Dân tộc Lào Cai - Nguyễn Văn Bảo
Phó trưởng Ban Dân tộc Lào Cai - Nguyễn Văn Bảo

Xin ông cho biết tình hình chung về đời sống kinh tế - xã hội của dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Dân tộc Bố Y là một trong những dân tộc thuộc nhóm có số dân ít ng­ười nhất ở miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, dân tộc Bố Y có 2.309 người/509 hộ, cư­­ trú chủ yếu ở các xã Thanh Bình, xã Nậm Chảy, xã Tả Gia Khâu, xã Lùng Khấu Nhin, xã Mường Khương và xã Tung Chung Phố (huyện M­ường Khư­­ơng); một số ít sinh sống rải rác trên địa bàn TP Lào Cai.

Hiện nay, do sự giao l­­ưu về nhiều mặt văn hoá, kinh tế với các dân tộc khác, ngôn ngữ của người Bố Y cũng bị mai một, bà con chủ yếu sử dụng tiếng Quan Hỏa. Văn hoá của ngư­ời Bố Y tuy vẫn giữ đư­ợc những nét đặc thù riêng trong nếp sống và sinh hoạt, song ít nhiều đã có sự ảnh hưởng, pha trộn với một số các dân tộc sinh sống lân cận như dân tộc Nùng, Dao, Phù Lá... Kinh tế chủ yếu của ngư­ời Bố Y là sản xuất nông nghiệp n­­ương rẫy và chăn nuôi. Ngoài ra, cũng có một số nghề thủ công khác như­­: Mây tre đan, đồ mộc...đang được các hộ duy trì để có thêm thu nhập.

Trong những năm qua, với các chương trình, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, tỉnh Lào Cai cho địa bàn các xã, thôn bản có người Bố Y sinh sống, nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế...được xây dựng khang trang. Cuộc sống của đồng bào trên địa bàn dần ổn định, đồng bào tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm phát triển sản xuất nâng cao đời sống, từng bước xoá đói giảm nghèo. 

Hiện nay, các hộ dân đều có đất ở ổn định và được giao đất sản xuất gồm đất ruộng nước, đất nương rẫy và đất rừng. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, với điểm xuất phát thấp, 100% hộ đói, hộ nghèo, trình độ dân trí thấp, mặc dù quá trình được sự đầu tư, hỗ trợ từ chính sách đặc thù của Nhà nước nhằm phát triển toàn diện dân tộc  Bố Y, thì đến nay, số hộ nghèo dân tộc Bố Y vẫn còn 162/509 hộ, chiếm 31,8%; hộ cận nghèo 127/509 hộ, chiếm 24,9%... Thực tế nữa là số lượng người Bố Y tham gia hệ thống chính trị cơ sở còn thấp; trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cũng còn hạn chế nhất định.

Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Bố Y đã và đang có những chuyển biến tích cực
Đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào Bố Y đã và đang có những chuyển biến tích cực

Ông có thể thông tin rõ hơn về những chính sách đã được tỉnh Lào Cai đã triển khai đến dân tộc Bố Y ?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi , trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù. 

Theo đó, dân tộc Bố Y cũng đã được thụ hưởng hàng loạt các chương trình, dự án chính sách như: giai đoạn 2011-2015 là Chương trình 135 giai đoạn I và giai đoạn II; Chương trình dự án Định canh Định cư; Chương trình Hỗ trợ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn; Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định 134/2004/QĐ- TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Quyết định 32/2016-QĐ-TTg về Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 -2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình; Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ hộ nghèo về nhà ở. Tổng kinh phí đã được đầu tư và hỗ trợ cho dân tộc Phù Lá và Bố Y giai đoạn này là 91.397 triệu đồng (thời điểm này tỉnh Lào Cai có 02 dân tộc rất ít người là Bố Y và Phù Lá).

Trong những năm từ 2018-2020, tỉnh đã triển khai thực hiện tốt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Phù Lá (Xá Phó), Bố Y theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tổng kinh phí được phân bổ 81 tỷ 946,184 triệu đồng. Giai đoạn 2021-2025, thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội, chính sách này đã được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1719 của Thủ tướng chính phủ.

Thưa ông, được biết Chương trình MTQG 1719 dành nguồn lực rất lớn để phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù và dân tộc còn gặp nhiều khó khăn. Xin ông cho biết tiến độ triển khai chính sách này tại Lào Cai?

Ông Nguyễn Văn Bảo: Trong Chương trình MTQG 1719, đã dành riêng một tiểu dự án cho nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù và nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn (Tiểu dự án 1 Dự án 9) tại Lào Cai,  với tổng nguồn kinh phí được phân bổ cho cả giai đoạn là 324 tỷ 774 triệu đồng (vốn sự nghiệp 195 tỷ 846 triệu đồng, vốn đầu tư 128.928 triệu đồng). 

Năm 2022 - 2023, tỉnh Lào Cai được giao 104 tỷ 230 triệu đồng, vốn đầu tư là  31 tỷ 965 triệu đồng/43 công trình, tập trung vào các công trình thiết yếu tại các thôn bản như giao thông nông thôn, điện, đường, trường, nhà sinh hoạt cộng đồng… Vốn sự nghiệp là 72 tỷ 265 triệu đồng, đã phân bổ 9 tỷ 656 triệu đồng về hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số..., còn 62 tỷ 609 triệu đồng chưa phân bổ được do chưa có hướng dẫn thực hiện hỗ trợ đối với nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.

Những định hướng và kế hoạch Lào Cai đang thực hiện nhằm thúc đẩy toàn diện đối với dân tộc có khó khăn đặc thù nhanh và bền vững là gì, thưa ông?

Ông Nguyên Văn Bảo: Song song với việc triển khai các chương trình, dự án chính sách dành cho đồng bào DTTS khó khăn, có khó khăn đặc thù, hiện nay nguồn kinh phí được giao theo nội dung Tiểu dự án 1, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719 sẽ được triển khai ở huyện Mường Khương (nơi tập trung sinh sống của dân tộc Bố Y), là có đối tượng được thụ hưởng chính sách nội dung này. 

Theo đó, căn cứ vào Thông tư 55 của Bộ Tài chính và Thông tư số 02 của UBDT, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đang phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn huyện Mường Khương rà soát thực tế tại địa phương, có kế hoạch cụ thể để tiếp tục triển khai các nội dung theo quy định, bảo đảm nguồn vốn được đầu tư có hiệu quả.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để các hộ dân, các thôn, xã biết về chính sách, hiểu được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước để tích cực tham gia thực hiện các chính sách; Tiếp tục bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn bổ sung của Trung ương, các văn bản hiện hành của tỉnh để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở. Tăng cường công tác chỉ đạo đối với cấp huyện, cấp xã đẩy nhanh tiến độ theo kế hoạch.

Những năm đầu triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 còn có nhiều khó khăn vướng mắc. Đến nay, cơ bản các văn bản hướng dẫn của tỉnh, của Trung ương đã tháo gỡ được khó khăn này. Hy vọng, Chương trình MTQG 1719 sẽ được triển khai hoàn thành mục tiêu đề ra, phát huy tốt các nguồn lực đầu tư để nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh nói chung, đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù nói riêng.

 Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.