Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Đổi thay ở Krông Nô

    Đổi thay ở Krông Nô

    Góc nhìn qua các dự án - 07:54, 02/05/2024

    Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
  • Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

    Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

    Góc nhìn qua các dự án - 07:50, 02/05/2024

    Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
  • Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

    Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

    Góc nhìn qua các dự án - 16:37, 01/05/2024

    Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
  • Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

    Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

    Góc nhìn qua các dự án - 21:04, 24/04/2024

    Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng DTTS và miền núi, đến nay hệ thống đường giao thông nông thôn cũng như các công trình thiết yếu đã từng bước được kiện toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
  • Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

    Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

    Góc nhìn qua các dự án - 06:04, 24/04/2024

    Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
  • Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

    Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

    Góc nhìn qua các dự án - 05:59, 24/04/2024

    Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
  • Quảng Ngãi: Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS bằng cơ sở dữ liệu điện tử

    Quảng Ngãi: Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS bằng cơ sở dữ liệu điện tử

    Góc nhìn qua các dự án - 06:13, 22/04/2024

    Có thể nói, ngôn ngữ là “hồn cốt” của mỗi dân tộc. Hầu hết các dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, nhiều dân tộc có chữ viết riêng. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là ngôn ngữ của DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ ngôn ngữ các DTTS là vấn đề cấp thiết.
  • Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

    Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

    Góc nhìn qua các dự án - 08:31, 20/04/2024

    Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
  • Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

    Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

    Góc nhìn qua các dự án - 06:46, 19/04/2024

    Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
  • Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa

    Người tiên phong đẩy lùi hủ tục ở vùng cao Thanh Hóa

    Góc nhìn qua các dự án - 06:57, 15/04/2024

    Là người con của đồng bào Mông, ông Lầu Minh Pó (sinh năm 1961) ở xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, là Người có uy tín tiêu biểu đã góp phần quan trọng giúp đồng bào mình có những chuyển biến lớn về nhận thức. Ông Pó luôn tâm niệm, bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc cần lưu giữ thì những hủ tục phải được loại bỏ để xây dựng đời sống văn hóa mới, văn minh, hiện đại.