Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Thúy Hồng - 07:05, 06/05/2024

Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.

 Tuyến đường bêtông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Tuyến đường bêtông ở xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Khởi sắc ở vùng khó

Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là xã có đông đồng bào dân tộc Lô Lô (thuộc nhóm các dân tộc có khó khăn đặc thù) sinh sống, với 225 hộ/1.114 nhân khẩu. Đồng bào Lô Lô ở Hồng Trị cư trú tập trung tại 03 xóm: Cốc Xả, Nà Van, Khau Trang.

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, trong các năm 2022 - 2023, xã Hồng Trị đã được đầu tư các tuyến đường giao thông liên thôn Cốc Xả, Nà Van, Bản Piậy-Nà Tềnh, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng, tạo điều kiện cho người dân giao thương, đi lại thuận lợi.

Theo ông Tô Văn Ngản, Trưởng xóm Cốc Xả, xóm được Nhà nước quan tâm đầu tư từ đường giao thông đến hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, người dân ở Cốc Xả rất phấn khởi. Nhờ đó, đồng bào Lô Lô ở xóm Cốc Xả có thêm điều kiện để sản xuất, phát triển kinh tế.

Cũng như xóm Cốc Xả, các địa bàn đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Bảo Lạc đang “thay da đổi thịt” nhờ Chương trình MTQG 1719. Các nội dung đầu tư, hỗ trợ của Chương trình đã góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các DTTS, nhất là các dân tộc có khó khăn đặc thù và các dân tộc còn nhiều khó khăn.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 3/2024 của các Chương trình MTQG khoảng 5,4 nghìn tỷ đồng; đạt 21,2% kế hoạch. Trong đó, Chương trình MTQG 1719 ước đạt khoảng 2.627 tỷ đồng, đạt kết quả giải ngân cao nhất trong cả 3 Chương trình MTQG, tính đến hết quý I/2024.

Theo ông Nguyễn Minh Châu, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Bảo Lạc, năm 2023, huyện Bảo Lạc được bố trí hơn 117 tỷ đồng vốn Chương trình MTQG 1719 để thực hiện các dự án đầu tư, hỗ trợ. Trong quá trình triển khai, huyện ưu tiên các dự án đầu tư cơ sơ hạ tầng, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Tương tự huyện Bảo Lạc của tỉnh Cao Bằng, ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện. Đặc biệt, với việc thực hiện Tiểu Dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển các dân tộc có khó khăn đặc thù và các dân tộc còn nhiều khó khăn đã góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của người dân.

Gia đình chị Tao Thị Nạn, dân tộc Lự, ở bản Nà Tăm 1, xã Nậm Tăm, thuộc diện hộ nghèo. Trước đây cả gia đình chị có 5 người đều sống trong căn nhà gỗ chật hẹp, xuống cấp. Năm 2022, được hỗ trợ 40 triệu đồng và được vay thêm 40 triệu đồng với lãi suất ưu đãi từ gói chính sách tín dụng ưu đãi cùng với khoản tiền gia đình chị tích cóp, chị đã xây dựng được căn nhà kiên cố, khang trang, giúp gia đình chị yên tâm phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

 Người dân được hỗ trợ bò giống để phát triển sản xuất
Người dân được hỗ trợ bò giống để phát triển sản xuất

Kịp thời tháo gỡ khó khăn

Sau gần 4 năm thực hiện, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực chính làm thay đổi diện mạo của các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi. Các chính sách thiết thực như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, phát triển sản xuất, tạo sinh kế… đã tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đặc biệt, để tạo thuận lợi cho các địa phương trong triển khai thực Chương trình MTQG 1719, hoàn thành các mục tiêu đề ra, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 (tháng 1/2024), Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025. Nghị quyết là quyết sách kịp thời để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719 và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình.

Theo ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719, Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội quy định cụ thể 8 cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện các Chương trình MTQG. Trong đó nổi bật là việc Quốc hội quyết nghị cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân bổ hoặc phân cấp cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm của từng chương trình chi tiết đến dự án thành phần. Những cơ chế đặc thù được ban hành đã đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình MTQG, trong đó có Chương trình MTQG 1719. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.