Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
  • Bản làng đổi thay, người dân đồng thuận nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

    Bản làng đổi thay, người dân đồng thuận nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc

    Góc nhìn qua các dự án - 06:43, 15/04/2024

    Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua, công tác dân tộc, thực hiện các chính sách dân tộc của tỉnh Kon Tum đã có nhiều đổi mới, góp phần củng cố và tăng cường hơn nữa niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước. Đồng bào DTTS luôn nỗ lực lao động, sản xuất vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  • Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS

    Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS

    Góc nhìn qua các dự án - 06:39, 14/04/2024

    Qua hơn 3 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo và đời sống vùng đồng bào DTTS ở các bản làng vùng cao huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
  • Đồng bào Tà Ôi thoát nghèo từ nghề dệt Zèng

    Đồng bào Tà Ôi thoát nghèo từ nghề dệt Zèng

    Góc nhìn qua các dự án - 10:24, 13/04/2024

    Là huyện vùng cao nằm dọc biên giới Việt - Lào, A Lưới được xem là chiếc nôi văn hóa dân tộc thiểu số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên mảnh đất này, bao đời nay đồng bào dân tộc Tà Ôi không chỉ bền bỉ giữ gìn nghề dệt Zèng truyền thống, mà còn đưa Zèng trở thành sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giúp người dân vươn lên thoát nghèo.
  • Sức vươn lên ở miền Tây Trà Bồng: Qua rồi thời... gian khó (Bài 1)

    Sức vươn lên ở miền Tây Trà Bồng: Qua rồi thời... gian khó (Bài 1)

    Góc nhìn qua các dự án - 07:07, 11/04/2024

    Vùng đất miền Tây huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi), trước đây là huyện Tây Trà được thành lập vào ngày 1/12/2003 trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Trà Bồng. Sau 17 năm được “ra riêng”, đến ngày 1/2/2020, huyện Tây Trà lại sáp nhập vào huyện Trà Bồng. Mỗi lần tách – nhập, cuộc sống của người dân ở vùng đất miền tây của huyện này lại bị đảo lộn, chính quyền địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai các kế hoạch nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo. Thế nhưng, vượt qua những khó khăn đó, miền Tây Trà Bồng nay đã ổn định và mang sức sống mới.
  • Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG

    Thừa Thiên Huế: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG

    Góc nhìn qua các dự án - 07:03, 11/04/2024

    Ba Chương trình MTQG: Giảm nghèo bền vững; Nông thôn mới (NTM) và Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ giúp Thừa Thiên Huế dần thu hẹp khoảng cách giữa vùng khó với vùng thuận lợi. Để nguồn vốn của các Chương trình MTQG phát huy hiệu quả, trong quá triển triển khai, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chủ động tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
  • Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

    Nghi lễ nhập Kut của người Chăm

    Góc nhìn qua các dự án - 07:41, 05/04/2024

    Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, đồng bào nhận diện nhau không chỉ bằng sợi dây huyết thống mà còn dựa vào yếu tố cùng chung nguồn gốc dòng tộc. Mỗi dòng tộc của người Chăm có một nhà Kut giống như nghĩa trang. Những thành viên trong cùng một dòng tộc không được quan hệ hôn nhân với nhau, cho dù đã trải qua nhiều thế hệ. Người Chăm khi chết sẽ làm lễ hoả táng, sau đó, họ chỉ giữ lại 9 miếng xương vùng trán được cắt nhỏ bằng hình đồng xu để làm lễ nhập Kut. Đó là nét đặc trưng cơ bản trong sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng Chăm Bàlamôn giáo.
  • Thực hiện hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình MTQG 1719- Một sáng kiến hay ở Quảng Bình

    Thực hiện hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình MTQG 1719- Một sáng kiến hay ở Quảng Bình

    Góc nhìn qua các dự án - 09:04, 04/04/2024

    Nội dung hỗ trợ nhà ở trong Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại cơ hội lớn để an cư cho hộ DTTS khó khăn về nhà ở. Thực hiện nội dung này, tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã có cách làm hay để người dân sớm được thụ hưởng chính sách.
  • Tuyển cao đẳng để đủ giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp nào là căn cơ? (Bài cuối)

    Tuyển cao đẳng để đủ giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp nào là căn cơ? (Bài cuối)

    Góc nhìn qua các dự án - 07:15, 04/04/2024

    Việc tuyển người có trình độ cao đẳng sẽ giải quyết tình trạng thiếu giáo viên (GV) một số bộ môn trong Chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được xem xét, thảo luận kỹ lưỡng khi trình cấp thẩm quyền ban hành.
  • An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG

    An cư lập nghiệp – nhìn từ nguồn lực đầu tư từ các Chương trình MTQG

    Góc nhìn qua các dự án - 08:57, 03/04/2024

    Tính lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, toàn huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có 1.176 hộ gia đình người DTTS được an cư lập nghiệp trong những ngôi nhà kiên cố. Nguồn lực đầu tư từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã và đang tạo cơ hội an cư lập nghiệp tốt nhất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo DTTS, đồng thời làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng miền núi.
  • Tuyển cao đẳng để đủ giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp tình thế (Bài 2)

    Tuyển cao đẳng để đủ giáo viên dạy chương trình mới: Giải pháp tình thế (Bài 2)

    Góc nhìn qua các dự án - 03:20, 03/04/2024

    Việc bổ sung giáo viên để bảo đảm có đủ nhân lực thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở một số môn học, đang là yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, đề xuất cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng liệu có trái quy định của luật; hay đây là giải pháp tình thế “đẽo chân cho vừa giày” để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên?