Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Nậm Xây hôm nay đã khác…

Tào Đạt - 07:25, 06/05/2024

Xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từng là thủ phủ “vàng tặc”. Vào thời điểm đó, giàu đâu không thấy, chỉ thấy bao nỗi ám ảnh tệ nạn và đau thương, bản làng thì tan hoang, nhiều gia đình tan nát. Rất may, chính quyền vào cuộc, tuyên truyền, vận động Nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm, trả lại sự bình yên và phát triển nên Nậm Xây hôm nay đã khác…

Mô hình nuôi dúi của gia đình chị Triệu Thị Mùi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi dúi của gia đình chị Triệu Thị Mùi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đổi thay ở thủ phủ “vàng tặc”

Xã Nậm Xây có 6 thôn, bản với hơn 500 hộ dân tộc là đồng bào Dao, Mông, Tày. Trong ký ức của bà Triệu Thị Mắn, thôn Nậm Van vẫn còn những ký ức khủng khiếp của nạn đào vàng trái phép. “Đàn ông, thanh niên ở các thôn, bản bị các “bưởng vàng” kéo lên núi làm phu đào vàng. Vàng đâu không thấy, chỉ thấy sự chết chóc và tệ nạn mang trở lại bản làng”, bà Mắn nói.

Thiếu tá Hoàng Minh Tuân, Phó Trưởng Công an xã Nậm Xây cho biết, thời điểm đó, xã trở thành điểm nóng về mất an ninh, trật tự. Ngay lập tức, lực lượng chức năng đã vào cuộc, đấu tranh với các đối tượng vi phạm để đem lại bình yên.

Đó là chuyện trước kia, Nậm Xây hôm nay đang có sự tươi mới của cuộc sống ấm no. Theo ông La Văn Toan, Chủ tịch UBND xã Nậm Xây, nhiều năm qua, nguồn vốn từ các Chương trình MTQG và nguồn lực xã hội hóa, Nậm Xây đã đầu tư thực hiện nhiều công trình, hạng mục dân sinh nhằm cải thiện đời sống của đồng bào DTTS…

“Nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình MTQG, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc tại Nậm Xây đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đồng bào các DTTS yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống; tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...”, ông La Văn Toan khẳng định.

Những ruộng lúa chín vàng của đồng bào DTTS tại Nậm Xây.
Những ruộng lúa chín vàng của đồng bào DTTS tại Nậm Xây.

Quyết tâm vươn lên thoát nghèo

Theo chân cán bộ xã đến thôn Nậm Van tìm hiểu mô hình nuôi dúi của vợ chồng chị Triệu Thị Mùi. Chia sẻ với chúng tôi, chị Mùi cho biết: Trước đây, gia đình chỉ tập trung cấy lúa, trồng ngô và nuôi gia cầm nhỏ lẻ, thu nhập không cao. Nhờ được hỗ trợ vốn vay, từ năm 2020, gia đình đã đầu tư hơn 100 triệu đồng xây dựng hệ thống chuồng và mua 10 cặp dúi bố mẹ về nuôi. Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi dúi của vợ chồng chị Mùi xuất chuồng khoảng 200 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, gia đình chị thu lãi gần 200 triệu đồng.

Chủ tịch UBND xã Nậm Xây La Văn Toan thông tin, trên địa bàn xã hiện đang có hàng chục trang trại chăn nuôi tổng hợp liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân, như mô hình nuôi dúi, nuôi lợn đen và gà bản địa, nuôi ếch, nuôi cá nước lạnh… Dù các mô hình phát triển kinh tế chưa lớn, nhưng đã góp phần thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

“Đặc biệt năm 2023, xã Nậm Xây đã quy hoạch được vùng trồng lúa nếp đặc sản địa phương ở cánh đồng của 3 thôn trung tâm xã, với hơn 70ha để liên kết với doanh nghiệp xây dựng sản phẩm OCOP “Lúa nếp bản địa Nậm Xây”. Việc thực hiện chủ trương này sẽ mở ra một hướng đi mới về phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân”, ông La Văn Toan cho biết thêm. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.