Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng

Thùy Giang - 08:50, 04/05/2024

Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã và đang phát huy tốt vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại cơ sở.

Phụ nữ dân tộc Cống bảo tồn nghề dệt truyền thống. Ảnh Đinh Lan
Phụ nữ dân tộc Cống bảo tồn nghề dệt truyền thống. Ảnh Đinh Lan

Đi đầu trong các phong trào

Từ nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín bản Chăn Nuôi, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, ông Tao Văn Coóng đã phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Lự chung tay xây dựng bản làng. Ông đã vận động Nhân dân chăm sóc tốt 128ha cây lương thực, chủ yếu là lúa và ngô, chăm sóc 6ha cây chè, 19ha cam, chanh leo... để tăng thu nhập.

Cùng với đó, ông vận động và cùng bà con trong bản dọn vệ sinh đường, ngõ bản vào thứ 7 hằng tuần. Đồng thời, hiến đất, nâng cấp đường nội đồng, đóng góp 550 ngày công và tiền để thực hiện phong trào làm đường điện chiếu sáng nông thôn.

Ông Coóng còn là người trân trọng bản sắc văn hoá dân tộc Lự. Trong nhiều buổi sinh hoạt bản, ông thường thổi sáo và vận động bà con giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình qua trang phục, các món ăn truyền thống, lễ cúng cơm mới...

Là người dân tộc Cống, ông Lò Văn Na, Người có uy tín bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn đã chủ động, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình trong bản chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình kinh tế... Với sự vận động của ông Na, trong những năm qua, người dân trong bản đã hiến hơn 2.000m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, làm nhà văn hóa bản; đóng góp trên 500 ngày công làm đường giao thông nội bản, liên bản.

(BÁO IN) Người có uy tín với sự thay đổi của bản làng 1

Nâng cao hơn nữa vai trò Người có uy tín

Các ông Tao Văn Coóng, Lò Văn Na là 2 Người có uy tín tiêu biểu, đại diện cho 885 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu đã và đang nỗ lực, phát huy mạnh mẽ vai trò trên các mặt công tác.

Với vai trò và những đóng góp quan trọng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn được tỉnh Lai Châu đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để tiếp tục phát huy, cống hiến. Theo ông Tống Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, việc triển khai thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS được tỉnh Lai Châu chỉ đạo và triển khai theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và cụ thể hoá cho phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

Trong thời gian tới, để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS...”

Ông Nguyễn Đức Thuận, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu cho biết: Trong giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Lai Châu đã thực hiện chế độ, chính sách cho Người có uy tín với tổng kinh phí 13.267 triệu đồng. Bên cạnh những chương trình chúc Tết, thăm hỏi Người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu đã tổ chức 12 hội nghị cung cấp thông tin cho 925 Người có uy tín; tổ chức 23 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho 1.045 Người có uy tín; tổ chức đưa 27 đoàn, gồm 868 Người có uy tín đi giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh; đồng thời, trình UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt danh sách Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2023 - 2027.

“Trong thời gian tới, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của Người có uy tín, Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Từ đó, động viên, khích lệ Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, ông Nguyễn Đức Thuận cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.