Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Truyền dạy, bảo tồn nghề thủ công truyền thống của đồng bào Khmer và Chăm

Tào Đạt - 20:33, 25/10/2023

Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VHTT&DL) sẽ tổ chức tập huấn, truyền dạy và nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại Trà Vinh và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm tại An Giang trong quý IV năm 2023.

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của người Chăm ở An Giang.
Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của người Chăm ở An Giang

Đây là hoạt động nhằm triển khai hiệu quả Dự án số 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Hoạt động này góp phần truyền dạy, bảo tồn tri thức dân gian truyền thống của đồng bào DTTS, nhất là vai trò của nghề thủ công truyền thống trong phát huy thế mạnh địa phương, thu hút nguồn vốn đầu tư; phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, góp phần phát triển văn hóa, du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long..

Cụ thể, lớp truyền dạy chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer sẽ diễn ra tại huyện Châu Thành (Trà Vinh), với sự tham gia của 54 học viên là đồng bào dân tộc Khmer dưới sự hướng dẫn, đào tạo của 2 Nghệ nhân Ưu tú dân tộc Khmer - chủ thể văn hóa nắm giữ nghề chế tác mão, mặt nạ, nhạc cụ, truyền dạy trình diễn nghệ thuật truyền thống.

Tại An Giang, sẽ diễn ra lớp truyền dạy nghề thủ công dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu với sự tham gia của 63 học viên. Các học viên sẽ được 4 nghệ nhân nắm giữ kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống truyền dạy quy trình, kỹ năng tạo hình dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Chăm.

Nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer.
Nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer

Được biết, Trà Vinh có khoảng 330.000 người dân tộc Khmer (chiếm 31% dân số). Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng, múa hát truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ, mão và mặt nạ là hai loại phục trang đặc biệt mang đậm màu sắc huyền bí, linh thiêng, thể hiện đậm chất văn hóa dân gian của người Khmer Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ gọi những chiếc mũ mang hình đầu các nhân vật hoặc linh vật trong văn hóa tín ngưỡng dân gian là mão.

Còn dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu (An Giang). Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt. Người Chăm ở đây dùng loại thổ cẩm này để may các trang phục truyền thống. Trong số hơn một nửa người dân sống bằng nghề dệt ở Tân Châu, có rất nhiều thợ dệt đã trở thành nghệ nhân ở độ tuổi còn khá trẻ, chỉ trên 30 tuổi nhưng đã có đến 20 năm  gắn bó với nghề...

Tin cùng chuyên mục
Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Thúc đẩy bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi: Những vấn đề đặt ra từ Dự án 8: Thay đổi cách tiếp cận cùng lộ trình dài hơi (Bài cuối)

Sau 4 năm triển khai thực hiện, Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” đã đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi của Dự án. Tuy nhiên, mục tiêu của Dự án 8 không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới mà còn hướng đến việc chăm lo, hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em DTTS tại các địa bàn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, cần có sự quan tâm giải quyết có hệ thống thì mới có hiệu quả lâu dài, bền vững.