Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Đắk Lắk: Khai giảng lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông

Lê Hường - 15:02, 17/10/2023

Sáng 17/10, Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND huyện Lắk tổ chức Khai giảng lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao.

Các nghệ nhân làng gốm thủ công Dơng Bắk và học viên dự Lễ khai giảng
Các nghệ nhân làng gốm thủ công Dơng Bắk và học viên dự Lễ khai giảng

Huyện Lắk có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mnông chiếm gần 50% dân số. Cộng đồng dân tộc Mnông ở huyện Lắk hiện nay vẫn còn giữ được nhiều nét đẹp truyền thống, giá trị văn hóa tiêu biểu, trong đó nghề làm gốm thủ công mang đặc trưng riêng. Đây là làng nghề làm gốm thủ công duy nhất ở Tây Nguyên.

Ban tổ chức tặng bộ dụng cụ làm gốm gồm gùi, chày, cối cho nghệ nhân và học viên lớp học
Ban tổ chức tặng bộ dụng cụ làm gốm gồm gùi, chày, cối cho nghệ nhân và học viên lớp học

Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc Mnông được triển khai từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (Dạ án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Nghệ nhân, học viên chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức
Nghệ nhân, học viên chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức

Tham gia lớp học có 20 học viên, là phụ nữ dân tộc Mnông trên địa bàn buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao. Mục đích của lớp học nhằm gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đang có nguy cơ mai một và phục vụ phát triển du lịch của địa phương, đưa sản phẩm gốm thủ công thành sản phẩm du lịch đặc trưng.

Tại Lễ khai giảng lớp học, Ban Tổ chức đã tặng 23 bộ dụng cụ làm gốm, gồm gùi, chày, cối cho các nghệ nhân và học viên tham gia lớp học.

Sản phẩm gốm thủ công của các nghệ nhân làm gốm buôn Dơng Bắk
Sản phẩm gốm thủ công của các nghệ nhân làm gốm buôn Dơng Bắk

Phát biểu tại Lễ khai giảng, Phó Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk Trần Quang Năm nhận định: Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi là một giải pháp hữu hiệu giúp công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của các DTTS được triển khai kịp thời và có hiệu quả. Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công này sẽ mở ra cơ hội để nghề làm gốm truyền thống ở xã Yang Tao, huyện Lắk có điều kiện phát triển.

Ngay sau Lễ khai giảng, các nghệ nhân bắt tay truyền dạy thực hành làm gốm thủ công cho học viên
Ngay sau Lễ khai giảng, các nghệ nhân bắt tay truyền dạy thực hành làm gốm thủ công cho học viên

Thông qua lớp học sẽ giúp chính quyền xã Yang Tạo nói riêng và cả huyện Lắk nói chung có điều kiện thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ tự hào, tự tôn dân tộc và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, giúp cải thiện nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

Ngay sau Lễ khai giảng, các nghệ nhân bắt tay truyền dạy thực hành làm gốm thủ công cho học viên.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.