Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Tiên Sa - 10:27, 23/12/2019

Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo. Vừa qua, “Nghề gốm Thanh Hà” được đưa vào Danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Các sản phẩm của làng nghề gốm Thanh Hà được các cụ Nguyễn Lành đang phơi gốm
Các sản phẩm của làng nghề gốm Thanh Hà được các cụ Nguyễn Lành đang phơi gốm

Tương truyền, vào thế kỷ XVI, XVII, những người thợ thủ công từ Nghệ An, Thanh Hóa vào Thanh Hà (Quảng Nam) lập làng, xây dựng nên nghề gốm và truyền lại cho đến ngày nay. Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn hiền hòa, thơ mộng.

Trải qua những giai đoạn thăng trầm theo thời gian và lịch sử, làng gốm dường như có lúc bị lãng quên. Thế nhưng, với tâm huyết của những bậc cao niên, tiền bối trong làng, gốm Thanh Hà lại dần dần được phục hồi trong sự phát triển kinh tế và văn hóa du lịch của phố cổ Hội An.

Từ đôi bàn tay khéo léo và điêu luyện của những nghệ nhân trong làng, những sản phẩm từ đất nung như bình vôi, bùng binh, bình rượu, những chiếc ấm, chum, vại và cả những con vật gần gũi, thân thương hằng ngày như “lục súc tranh công” cũng ra lò từ đó.

Các cháu học sinh tham quan làng gốm Thanh Hà
Các cháu học sinh tham quan làng gốm Thanh Hà

Nguyên liệu làm gốm là đất sét. Người trong làng phải lên huyện Điện Bàn mua chở về ủ đất để giữ độ ẩm, trước khi tạo ra sản phẩm phải nhồi, đánh cho đất “chín” rồi mới mang ra nặn. Để có được những sản phẩm tinh xảo, mỹ thuật, đòi hỏi đất phải mịn, phải lọc đất 2 - 3 lần để loại bỏ tạp chất. Sau khi nặn thành sản phẩm, phải mang ra phơi nắng một ngày rồi “làm nguội” để tạo ra những hoa văn, họa tiết hoặc tạo những chi tiết tinh xảo, sơn vẽ lên sản phẩm, cuối cùng mới đưa vào lò nung khoảng 24 tiếng.

Lần theo con đường quanh làng, tôi ghé thăm nhà trưng bày gốm của nghệ nhân “lão làng” Lê Thị Chiến (85 tuổi) đã hơn 70 năm tuổi nghề. Thợ trong làng hiện nay hầu hết là học trò của bà. Trong khuôn viên rộng 200m2, khu trưng bày khá khang trang với nhiều chủng loại gốm. Nhiều nhất là các loại tò he với đủ 12 con giáp, bùng binh (heo đất), kế đến là những bình hoa, bình rượu, ấm trà, chén, bát, nồi niêu, siêu sắc thuốc, chum, vại, chậu kiểng, đèn gốm… Các sản phẩm không chỉ là những niêu đất, bình đất nung mộc mạc mà có cả những sản phẩm tráng men đẹp đẽ, độc đáo và những tác phẩm điêu khắc công phu.

Sản phẩm tò he đã hoàn thành
Sản phẩm tò he đã hoàn thành

Hiện nay, làng nghề có 33 hộ sản xuất với 80 lao động, trong đó có 5 Nghệ nhân Ưu tú đều đã ở độ tuổi 70 - 80. Sản phẩm có hai dòng gốm là gốm sành nâu còn gọi là đồ xanh và dòng gốm đỏ, còn gọi là đồ đỏ.

Đến làng gốm Thanh Hà, du khách không chỉ được thăm quan làng nghề, tìm hiểu các công đoạn sản xuất để tạo ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn có thể mua tại chỗ các sản phẩm mình ưa thích với giá “mềm”. Điều đặc biệt, du khách còn được các “nghệ nhân” hướng dẫn tự tay “sáng tác” các sản phẩm theo trí tưởng tượng của mình. Chính vì vậy, làng gốm Thanh Hà vẫn là một trong những điểm du lịch thu hút đông đảo khách ghé thăm mỗi khi đến phố cổ Hội An.

Mới đây, ngày 27/8/2019, “Nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An, Quảng Nam được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ giúp cho việc lưu giữ giá trị làng nghề tốt hơn và phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Hiện nay, làng nghề có 33 hộ sản xuất với 80 lao động, trong đó có 5 Nghệ nhân ưu tú đều đã 70 - 80 tuổi. Sản phẩm có hai dòng gốm là gốm sành nâu còn gọi là đồ xanh và dòng gốm đỏ, còn gọi là đồ đỏ.


Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.