Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Trứ danh làng gốm Phù Lãng

Việt Hà - 10:33, 02/12/2019

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 60km, là một trong những làng gốm truyền thống nổi tiếng trong cả nước.

Làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỷ thứ 13
Làng gốm Phù Lãng đã có lịch sử rất lâu đời, từ thế kỷ thứ 13

Với lịch sử làng nghề hơn 700 năm, Phù Lãng nổi tiếng với các sản phẩm gốm gia dụng như vại, ấm, nồi, chum, chậu hoa, đôn cảnh, tiểu quách. Khoảng 10 năm trở lại đây, nhờ bắt nhịp với thị hiếu thị trường, Phù Lãng đã phát triển dòng sản phẩm gốm mỹ nghệ. Với lòng yêu nghề, sức sáng tạo, trên chất liệu truyền thống, một diện mạo mới của gốm Phù Lãng được tạo nên bằng cách thay đổi kiểu dáng, thêm vào họa tiết, hoa văn trang trí trên sản phẩm.

Điều đặc biệt là đến nay, làng nghề Phù Lãng vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, dùng củi để nung, nhờ sự biến nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào có thể thay thế. 

Nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép để tạo được màu men tự nhiên, bền và lạ
Nét đặc trưng nổi bật của gốm Phù Lãng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm bong, còn gọi là chạm kép để tạo được màu men tự nhiên, bền và lạ

Qua bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn
Qua bàn tay của người thợ thủ công, đất sét được luyện thật nhuyễn, đảm bảo độ dẻo, mịn nhất định và được tạo hình trên bàn xoay bằng tay hoặc trên khuôn
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.