Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng gốm Vân Sơn: Bám trụ giữ nghề

PV - 21:46, 30/01/2018

Làng gốm Vân Sơn, một trong những làng nghề truyền thống cổ nhất của Bình Định vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Gốm Vân Sơn không mượt mà, sắc sảo như gốm Bát Tràng cũng không cổ kính như gốm Bầu Trúc; đây chỉ là một dòng gốm bình dân nhưng vẫn ẩn chứa và thể hiện được nét tinh tế, tài hoa của người thợ gốm đất võ.

Nhờ nghề góm, nhiều lao động ở Vân Sơn có việc làm và thu nhập ổn định. Nhờ nghề góm, nhiều lao động ở Vân Sơn có việc làm và thu nhập ổn định.

 

Từ thị trấn Đập Đá, An Nhơn ngược lên hướng Tây chừng 2km là đến làng gốm Vân Sơn. Ngày xưa trung tâm làng gốm nằm sâu trong xóm An Xuân, thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn.

Bây giờ nghề làm gốm đất nung ở Vân Sơn không còn phồn thịnh như xưa nữa. Thế nhưng, những sản phẩm như: nồi đất, chậu đất, ấm đất, lò đất... vẫn theo chân những người đi buôn vào Nam, ra Bắc, ngược lên cả vùng Tây Nguyên để tiêu thụ.

Đến làng gốm Vân Sơn, điều dễ nhận thấy đầu tiên là sự chuyên cần lao động của người dân trong từng thôn xóm. Hiện nay, dù nhiều làng nghề gốm ở Nam Trung bộ đã “đóng lò”, nhưng làng gốm đất nung Vân Sơn vẫn đỏ lửa mỗi ngày.

Theo chị Cù Thị Nga, người dân trong làng, làng gốm này hiện còn trên 30 hộ và trên 1000 lao động tham gia làm nghề. Riêng cơ sở làm lò đất của gia đình chị vẫn sản xuất bình thường, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với thu nhập bình quân 150-200 ngàn đồng/người/ngày.

Cơ sở của chị Nga xuất xưởng mỗi ngày hàng trăm lò đất. Trước đây, chiếc lò chỉ toàn đất nung, nhưng hiện nay chiếc lò đất đã được bọc tôn bên ngoài. “Làng gốm bây giờ liên tục truy cập thị trường. Chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến khách hàng sau mỗi đợt xuất sản phẩm. Nếu có điểm nào không vừa ý thì chỉnh sửa ngay trong đợt lò kế tiếp.

Lực lượng nghệ nhân ở đây luôn phải năng động thực hiện tối đa các yêu cầu về mẫu mã của khách hàng, kể cả những đơn hàng gốm mỹ nghệ, xây dựng, rất phức tạp. Nhạy bén như vậy mới trụ được với nghề”, chị Nga chia sẻ.

Một trong những điểm đặc biệt của gốm Vân Sơn, đó là độ bền nên được thị trường ưa chuộng. Chính vì thế khâu chuẩn bị nguyên liệu là rất quan trọng. Đất sét để làm gốm phải là loại đất sét tốt, đủ độ dẻo cần thiết. Đất lấy lên khỏi hố khai thác được đạp dẻo ngay tại chỗ.

Khi đất đã đều và quánh lại, thợ đất xắn chúng ra thành từng tảng, phơi cho khô và đưa về tập kết gần nơi sản xuất. Sau đó người ta lại đập nhỏ chúng ra và lấy bao nylon phủ lại cẩn thận.

Thứ đất nguyên liệu này nếu chẳng may bị ngấm nước sẽ làm độ dẻo của đất không ổn định và làm sản phẩm dễ bị nứt khi nung. Qua một lượt bàn xoay, gốm thành hình, vật dụng còn thô mộc giữ nguyên màu vàng nhạt của đất ấy là bán thành phẩm chờ làm nguội, trang trí.

Thợ gốm sẽ dùng đến một con dao nhỏ thật sắc để kẻ, vẽ, hoặc khoét hoa văn, đường viền trang trí... xong đâu đó sản phẩm được đem hong khô trong vòng 3-4 ngày. Đất đã nên hình và đã đến lúc ngọn lửa sẽ thổi linh hồn vào đó để chúng thật sự có tên gọi, đời sống và số phận riêng.

Với sự cần cù chịu khó và khả năng thích ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, cho đến thời điểm này, người dân Vân Sơn vẫn duy trì được nghề gốm truyền thống. Nhưng để cho làng nghề có được một sức sống lâu bền, thì cần có sự trợ lực của các cơ quan, ban ngành.

Bà Võ Thị Lợi, một người thợ làm gốm Vân Sơn có trên 50 năm kinh nghiệm chia sẻ: “Chỉ cần chính quyền, các ngành hỗ trợ cho chúng tôi một ít trong giai đọan ban đầu trong các khâu như: mẫu mã, xúc tiến thị trường. Khi có khách hàng rồi, mọi việc sẽ do dân trong làng lo liệu...

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.