Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Gấp rút điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Tùng Nguyên - 4 giờ trước

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: 2021 - 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát sinh một số khó khăn, vướng mắc. Chủ trương điều chỉnh Chương trình đã được Quốc hội thông qua, yêu cầu cấp bách hiện nay là cần sớm hoàn thiện hồ sơ dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện.

Đối tượng thụ hưởng sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 là một trong những nội dung cần điều chỉnh
Đối tượng thụ hưởng sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 là một trong những nội dung cần điều chỉnh

Giải ngân gặp khó

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện Thủ tướng Chính phủ đã giao 30,4 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương năm 2025 để thực hiện 3 Chương trình MTQG; trong đó, vốn đầu tư phát triển gần 22 nghìn tỷ đồng, vốn sự nghiệp trên 8,4 nghìn tỷ đồng. Tính đến hết tháng 3/2025, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ chi tiết khoảng 21,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, đạt 95,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tuy nhiên giải ngân vốn đầu tư chỉ mới đạt khoảng 4,8 nghìn tỷ đồng, đạt 15,2% kế hoạch.

Như vậy so với cùng kỳ năm trước, giải ngân vốn các Chương trình MTQG đang chậm lại. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn 03 Chương trình đạt 16,57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Việc chậm giải ngân vốn các Chương trình MTQG đang ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là trong thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM).

Số liệu trong Thông báo số 155/TB-VPCP ngày 04/4/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 cho thấy, hiện vẫn còn huyện nghèo thuộc 4 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên) “trắng xã NTM”. Ngoài ra có 4 tỉnh (Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Bình, Kon Tum) chưa có đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Theo Bộ Tài chính, một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các Chương trình MTQG chưa được tháo gỡ đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án. Trong đó, với Chương trình MTQG 1719, nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ nên không có đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện; trong khi tiến độ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung này và phương án điều chỉnh nguồn lực sang thực hiện các nội dung khác chưa được giải quyết kịp thời đã làm chậm tiến độ giải ngân vốn.

Những tồn tại, vướng mắc trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã được các bộ, cơ quan, địa phương mạnh dạn, thẳng thắn nhìn nhận tại cuộc họp ngày 18/4/2025, do Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính chủ trì. Tại cuộc họp này, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các bộ, cơ quan liên quan đã đề xuất những giải pháp để tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân và phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu của Chương trình MTQG 1719.

Để đảm bảo thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt kết quả cao nhất (trên 95%) theo Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ và nhằm góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương phân bổ vốn các Chương trình MTQG theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn, nội dung hỗ trợ, đảm bảo thực hiện đúng quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/01/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình MTQG.

Tập trung hoàn thiện hồ sơ dự thảo điều chỉnh

Ngày 22/4/2025, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 194/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp này. Phó Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, giải trình, làm rõ những nội dung còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan liên quan.

Trong đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG 1719 theo trình tự, thủ tục rút gọn để bảo đảm triển khai thực hiện được ngay nội dung nêu trên sau khi có Quyết định điều chỉnh Chương trình MTQG 1719.

Đồng thời, Bộ Dân tộc và Tôn giáo sớm hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh đối tượng thụ hưởng của Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3 đối với hộ người DTTS, các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị và tổ, nhóm cộng đồng tham gia dự án phát triển sản xuất cộng đồng. Việc điều chỉnh nội dung này bảo đảm không mở rộng hoặc thu hẹp đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 3.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo làm rõ thêm việc điều chỉnh nội dung hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn đối với các hộ DTTS còn gặp nhiều khó khăn thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9. Trong đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo khẩn trương rà soát, giải trình làm rõ tính khả thi, hiệu quả, tác động của các nội dung, mức hỗ trợ một lần trực tiếp đối với các hộ, nhóm hộ dân tộc nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đề xuất cụ thể cơ chế quản lý, phân cấp, ủy quyền, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện…

Việc hoàn thiện hồ sơ dự thảo Quyết định điều chỉnh Chương trình MTQG 1719 để trình Thủ tướng Chính phủ đang là yêu cầu cấp bách. Các nội dung điều chỉnh khi được phê duyệt vừa để phục vụ cho Hội nghị tổng kết giai đoạn I (2021 - 2025) của Chương trình MTQG dành riêng cho đồng bào DTTS dự kiến tổ chức trong tháng 5 tới đây, vừa là cơ sở pháp lý để thực hiện hiệu quả hơn Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II (2026 - 2030).

Tại buổi tiếp xã giao bà Silvia Danailov, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, diễn ra sáng 22/4, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cũng đã có những chia sẻ về định hướng thực hiện Chương trình MTQG trong giai đoạn tới. Theo Bộ trưởng, thời gian tới, Chương trình MTQG 1719 sẽ không dàn trải mà tập trung vào 4 nhóm vấn đề, gồm: Hạ tầng, sinh kế, chuyển đổi số và ưu tiên nhóm dân tộc khó khăn đặc thù.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.