Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

"Nghề dệt choàng" được công nhận là văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lê Vũ - Như Tâm - 09:14, 03/08/2023

Nghề dệt choàng (dệt khăn rằn) xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa vinh dự đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống.

Nằm dọc theo cù lao sông Tiền, làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A ra đời từ những năm đầu thế kỷ XX. Qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều thăng trầm đến nay làng nghề vẫn duy trì và gìn giữ những nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp.

 “Nghề dệt choàng” xã Long Khánh A đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia
“Nghề dệt choàng” xã Long Khánh A đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia

Khăn choàng (khăn rằn) cùng với chiếc áo bà ba đã trở thành hình ảnh gần gũi như là biểu tượng cho người phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long cần cù, chịu thương, chịu khó từ bao đời nay. Riêng với Đồng Tháp, khăn choàng cũng đã rất đỗi quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, lao động của người dân, đồng thời cũng là sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng được yêu thích. Từ những nét đặc sắc ấy, tháng 5/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa nghề dệt choàng xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Ngày 2/8, UBND huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống “Nghề dệt choàng” xã Long Khánh A.

 Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại lễ đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia Nghề dệt choàng xã Long Khánh A
Ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp phát biểu tại lễ đón nhận bằng công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia Nghề dệt choàng xã Long Khánh A

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Phước Thiện – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa là niềm vui, vinh dự, tự hào của người dân Đồng Tháp nói chung, vừa đáp ứng được nguyện vọng, mong mỏi của người dân làng nghề.

Bên cạnh đó, ông Thiện cũng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương có liên quan khẩn trương có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa, trong đó cần gắn kết di sản văn hóa với phát triển du lịch; xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên cho các cơ sở, hộ dân làng nghề thủ công truyền thống đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc phát triển làng nghề thủ công truyền thống…

Những chiếc áo được các nghệ nhân Nghề dệt choàng Long Khánh A sáng tạo từ cảm hứng chiếc khăn rằn Nam Bộ
Những chiếc áo được các nghệ nhân Nghề dệt choàng Long Khánh A sáng tạo từ cảm hứng chiếc khăn rằn Nam Bộ

Dịp này, nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt choàng Long Khánh A nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Hồng Ngự…

Các sản phẩm của làng nghề đã trở thành quà tặng du lịch giá trị cao, đặc trưng của địa phương
Các sản phẩm của làng nghề đã trở thành quà tặng du lịch giá trị cao, đặc trưng của địa phương

Được biết hiện tại Làng nghề dệt choàng Long Khánh A có 58 hộ làm nghề, với 147 khung dệt, tạo việc làm cho trên 300 lao động ở địa phương. Hàng năm, làng nghề sản xuất và cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu chiếc khăn choàng các loại. Thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng thị trường, làng nghề dệt choàng Long Khánh A đã không ngừng cải tiến, sáng tạo, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm mới như: quà tặng khăn rằn, áo sơ mi, áo dài, túi xách, nón, cà vạt… Hiện, các sản phẩm của làng nghề đã trở thành quà tặng du lịch giá trị cao, đặc trưng của huyện Hồng Ngự nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.