Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bổ sung thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

PV - 16:39, 14/05/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các quyết định đưa thêm ba di sản vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hội thi giã bánh dày tại Lễ hội Đền Hùng. (Ảnh: NGỌC LONG)
Hội thi giã bánh dày tại Lễ hội Đền Hùng. (Ảnh: NGỌC LONG)

Đó là Mo Mường của các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La), nghề dệt choàng (xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) và nghề làm bánh chưng bánh dày huyện Tam Nông, huyện Cẩm Khê, thành phố Việt Trì, Phú Thọ).

Mo Mường là những nghi lễ dân gian có tính thiêng được sử dụng trong tang lễ hay nghi lễ cầu mạnh khỏe của người Mường. Đây là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị nhân văn gắn liền đời sống tinh thần người dân xứ Mường bao đời nay.

Hiện nay, Mo Mường đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh, thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Ninh Bình, Đắk Lắk xây dựng hồ sơ quốc gia Di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) đến nay đã gần 100 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm áo bà ba, khăn rằn. Ngày nay, làng nghề có gần 60 hộ theo nghề dệt khăn choàng truyền thống, sản xuất thêm nhiều loại sản phẩm mới như: áo dài, túi đựng đồ... đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài địa phương. Làng nghề dệt choàng xã Long Khánh A ngày nay đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, không chỉ để tham quan, tìm hiểu nghề truyền thống mà còn giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi tự tay dệt nên những tấm vải.

Nghề làm bánh chưng bánh dày gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương và lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ. Hằng năm, tại Lễ hội Đền Hùng, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày luôn được tổ chức, vừa để lưu truyền lại những giá trị lịch sử, vừa để bảo tồn và giữ gìn nghề truyền thống về một món ăn gắn liền với đặc trưng văn hóa Việt.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.