Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đồng Tháp: Giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư

N. Tâm - V. Dương - 03:42, 29/06/2023

Sáng ngày 28/6, tại Nhà Văn hoá Lao động tỉnh Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp năm 2023 với trên 150 doanh nghiệp Ấn Độ về tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin.

Các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ tham dự Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp
Các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ tham dự Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, hơn nửa thế kỷ qua, dù tình hình khu vực và thế giới diễn biến phức tạp nhưng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ luôn duy trì tình hữu nghị bền chặt. Năm 2022, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ, Chính phủ hai nước đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ song phương, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Kết quả rõ nét nhất là trong năm qua, tổng giá trị thương mại Việt Nam - Ấn Độ đã đạt mức cao kỷ lục, trên 15 tỷ USD. “Đây là sự kiện quan trọng được Đồng Tháp tập trung chuẩn bị từ nhiều tháng trước để đón trên 150 doanh nghiệp Ấn Độ về tham dự các hoạt động giao lưu, kết nối, tìm hiểu cơ hội đầu tư trên các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và công nghệ thông tin. Đây cũng chính là thế mạnh của Đồng Tháp, mở ra cơ hội hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm".

 

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu khai mạc Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa phát biểu khai mạc Hội nghị Hợp tác Thương mại và Đầu tư giữa Ấn Độ và tỉnh Đồng Tháp

Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Đồng Tháp nhất quán chủ trương đồng hành cùng doanh nghiệp, chúng tôi đã chuẩn bị những điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nhanh chóng triển khai dự án. Hiện tại, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh như Tân Kiều, Tân Lập, Trường Xuân, Quảng Khánh, khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước và Dinh Bà đã được xây dựng hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc triển khai thi công dự án. Cùng với đó là những chính sách ưu đãi, thủ tục hành chính nhanh chóng, chính quyền thân thiện,… đang mở rộng cửa chào đón nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư Ấn Độ tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh tại vùng Đất sen hồng. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tặng quà cho Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan tặng quà cho Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Một lợi thế khác là thời gian gần đây, mạng lưới giao thông ở Đồng bằng Sông Cửu long đang được Chính phủ quan tâm đầu tư, hình thành hệ thống đường bộ cao tốc, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm. Vào cuối tuần qua, tuyến đường bộ Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã chính thức khởi công, rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp chỉ còn 2 giờ, tạo thuận lợi cho việc giao thương, vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp trong vùng. Đồng thời, Đồng Tháp còn có hệ thống giao thông thuỷ, với 2 bến cảng nằm bên bờ sông Tiền giúp vận chuyển hàng hoá thuận tiện ra biển Đông và Campuchia.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tặng quà cho các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ tham dự hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong tặng quà cho các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ tham dự hội nghị.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp hy vọng, từ sự thành công của 2 doanh nghiệp Ấn Độ tại Đồng Tháp sẽ là chỉ dẫn quan trọng để doanh nghiệp đồng hương mạnh dạn tìm đến đầu tư tại vùng Đất Sen hồng. Ông Phạm Thiện Nghĩa chia sẻ thêm, Đồng Tháp có trên 5.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên các lĩnh vực. Lãnh đạo tỉnh mong muốn các doanh nghiệp trong tỉnh xem đây là cơ hội để tiếp cận, giao lưu, tìm hiểu nhu cầu, mối quan tâm của các doanh nghiệp Ấn Độ, từ đó mở ra cơ hội kết nối, hợp tác vươn xa.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa tặng quà cho qùa đến phu nhân Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa tặng quà cho qùa đến phu nhân Ngài Madan Mohan Sethi - Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh

Trong khuôn khổ Hội nghị này, Đồng Tháp còn tổ chức các khu trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP. Đây là những sản phẩm đặc trưng, được kết tinh từ sự sáng tạo và giá trị tài nguyên bản địa đang chờ cơ hội để kết nối, vươn tới thị trường toàn cầu. Ngoài ra, còn có các gian triển lãm về các khu cụm công nghiệp, các mô hình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, nông nghiệp, du lịch… 


Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.