Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Phát triển bền vững các dân tộc có khó khăn đặc thù

Thúc đẩy giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù

Hoàng Thùy - 09:52, 26/11/2023

Hiện nay nhiều địa phương đã phê duyệt danh sách thôn bản để triển khai nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719. Các dự án hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) được đầu tư xây dựng sẽ là động lực để thúc đẩy giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù.

Lào Cai là một trong những tỉnh sớm phê duyệt danh sách thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, tại Nghị quyết số 31/NQ/HĐND, ngày 15/9/2023. (Trong ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Lào cai kiểm tra việc triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 tại thị trấn Mường Khương)
Lào Cai là một trong những tỉnh sớm phê duyệt danh sách thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, tại Nghị quyết số 31/NQ/HĐND, ngày 15/9/2023. (Trong ảnh: Ban Dân tộc tỉnh Lào cai kiểm tra việc triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9 tại thị trấn Mường Khương)

Tập trung đầu tư hạ tầng

Theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu có 4 dân tộc có khó khăn đặc thù (gồm: Si La, Cống, Mảng và Lự). Các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh sinh sống chủ yếu tại các huyện: Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Tam Đường.

Sau khi có các hướng dẫn của Trung ương về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã xây dựng hồ sơ các dự án đầu tư, hỗ trợ; trong đó có các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng ở các thôn bản tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, thuộc Tiểu dự án 1 – Dự án 9. Nhưng do chưa có quyết định phê duyệt thôn bản thuộc đối tượng đầu tư của cấp có thẩm quyền nên trong năm 2023, tỉnh chưa thể triển khai.

Ngày 08/12/2023, tại kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 71/NQ-HĐND, phê duyệt danh sách thôn bản thuộc đối tượng đầu tư cơ sở hạ tầng thực hiện Tiểu dự án 1,Dự án 9. Theo đó, toàn tỉnh có 32 thôn bản của 15 xã thuộc 4 huyện sẽ được đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1.

Đây là tín hiệu vui trước thềm năm mới 2024 đối với những thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Khi các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai, sẽ là động lực để giúp Lai Châu giải quyết những vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù của tỉnh.

Bản Nậm Xuổng của xã Vàng San (huyện Mường Tè) là một ví dụ. Đây là nơi sinh sống của hơn 78 hộ, 455 nhân khẩu là đồng bào Mảng – một trong 4 dân tộc có khó khăn đặc thù của tỉnh Lai Châu và là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ở Nậm Xuổng, một trong những khó khăn đặc thù trong phát triển KT – XH của đồng bào dân tộc Mảng là cơ sở hạ tầng vừa thiếu, vừa yếu. Vì vậy, triển khai Chương trình MTQG 1719, ngày 30/9/2022, huyện Mường Tè đã có Quyết định số 2077a/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ở bản Nậm Xuổng, xã Vàng San. Với tổng mức đầu tư 19,542 tỷ đồng từ nguồn vốn Tiểu dự án 1,Dự án 9, bản Nậm Xuổng sẽ được đầu tư đường giao thông, điện lưới, nhà lớp học, từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH, tạo điều kiện phát triển lĩnh vực giáo dục ở Nậm Xuổng.

Bên cạnh dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 2077a/QĐ-UBND, ngày 30/9/2022 thì bản Nậm Xuổng còn được phân bổ vốn từ Tiểu dự án 1, Dự án 9 để sửa chữa một số công trình hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, bảo tồn văn hóa truyền thống. Đó là dự án sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi Nậm Khum (720 triệu đồng); mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa cộng đồng (30 triệu đồng); khôi phục Lễ hội mừng cơm mới dân tộc Mảng (150 triệu đồng); hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc;...

Tỉnh Hà Giang có 48 thôn của 31 xã, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, với 1.687 hộ thuộc diện đầu tư của Tiểu dự án 1 – Dự án 9. (Trong ảnh: Thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc là một trong 48 thôn – nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lô Lô, được đầu tư cơ sở hạ tầng từ Tiểu dự án 1).
Tỉnh Hà Giang có 48 thôn của 31 xã, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, với 1.687 hộ thuộc diện đầu tư của Tiểu dự án 1 – Dự án 9. (Trong ảnh: Thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc là một trong 48 thôn – nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lô Lô, được đầu tư cơ sở hạ tầng từ Tiểu dự án 1).

Tạo nền tảng để giải quyết các vấn đề cấp thiết

Cũng như tỉnh Lai Châu, hiện các địa phương có đối tượng, địa bàn triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 đã phê duyệt danh sách thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, là cơ sở để triển khai nội dung đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9. 

Như tỉnh Hà Giang, trên cơ sở xác định thôn dân tộc có khó khăn đặc thù, là từ 5 hộ trở lên, ngày 12/10/2023, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 33/NQ-HĐND phê duyệt danh sách các thôn thuộc đối tượng đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa cơ sở hạ tầng. Theo đó, toàn tỉnh có 48 thôn của 31 xã, thị trấn trên địa bàn 9 huyện, với 1.687 hộ thuộc diện đầu tư. Trong đó, dân tộc Lô Lô có 214 hộ, dân tộc Cờ Lao có 495 hộ, dân tộc Bố Y có 65 hộ, dân tộc Pà Thẻn có 791 hộ, dân tộc Pu Péo có 122 hộ.

Trong các địa phương có địa bàn, đối tượng thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thì Lào Cai là một trong những tỉnh sớm phê duyệt danh sách thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù. Ngày 15/9/2023, HĐND tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết số 31/NQ/HĐND, phê duyệt danh sách 14 thôn của 6 xã trên địa bàn huyện Mường Khương có đông đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ đó, tiến độ triển khai các hoạt động thuộc Tiểu dự án 1 rất khả quan.

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho thấy, thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9, tổng nguồn kinh phí được phân bổ cho cả giai đoạn của tỉnh là 324 tỷ 774 triệu đồng (vốn sự nghiệp 195 tỷ 846 triệu đồng, vốn đầu tư 128.928 triệu đồng). Trong năm 2022 - 2023, tỉnh được giao 31 tỷ 965 triệu đồng vốn đầu tư để thực hiện 43 công trình. Tỉnh đã tập trung vào triển khai các công trình thiết yếu tại các thôn bản như giao thông nông thôn, điện, đường, trường, nhà sinh hoạt cộng đồng…

Để triển khai Tiểu dự án 1 – Dự án 9, một trong những yêu cầu cơ bản nhất là xác định thôn bản đặc biệt khó khăn có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống. Để tháo gỡ khó khăn cho địa phương, Ủy ban Dân tộc đã phân cấp cho các địa phương tự quyết định số thôn, bản thuộc diện đầu tư.

Việc các địa phương phê duyệt danh sách thôn bản có đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù có ý nghĩa rất quan trọng để triển khai đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng – một nội dung trọng tâm của Tiểu dự án 1, Dự án 9. Cùng với những hoạt động khác trong Tiểu dự án 1, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tạo cơ hội để đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù tiếp cận tốt hơn về giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và cơ hội phát triển kinh tế, nhằm đảm bảo yêu cầu mở rộng cơ hội lựa chọn của đồng bào, từ đó thúc đẩy giải quyết các vấn đề cấp thiết ở vùng đồng bào dân tộc có khó khăn đặc thù.

Thực hiện Tiểu dự 1, Dự án 9, địa bàn thụ hưởng sẽ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, sửa chữa, cứng hóa đường giao thông từ trung tâm xã đến các thôn, bản, đường nội thôn, liên thôn; bổ sung các trạm biến áp và lưới điện phân phối đến các hộ dân; xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi nhỏ; xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình chống sạt lở tại những điểm thôn, bản có nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực dân cư, trường học; xây dựng mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà sinh hoạt cộng đồng, trạm chuyển tiếp phát thanh xã, công trình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng; kiên cố hóa các lớp học, sân chơi cho trẻ mẫu giáo, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở bán trú, bếp ăn cho học sinh và các công trình phụ trợ khác.

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.