Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người Phù Lá ở Hoa Si Pan

Thanh Huyền - 10:32, 30/10/2019

Hoa Si Pan là tên được đặt cho cụm dân cư của 37 hộ đồng bào dân tộc Phù Lá ở xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Là dân tộc thiểu số có dân số ít (cả nước chỉ gần 11 nghìn người), đói nghèo vẫn hiện hữu trên từng nóc nhà người Phù Lá…

Con đường mới mở vào cụm dân cư Hoa Si Pan.
Con đường mới mở vào cụm dân cư Hoa Si Pan.

Bài 3: Hướng đến tương lai

Dẫu cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, con đường học hành của con em Phù Lá còn nhiều gian nan phía trước, nhưng đồng bào dân tộc Phù Lá ở Hoa Si Pan đã và đang có nhiều nỗ lực xây dựng nếp sống mới văn minh.

“Không sinh con thứ 3 đâu, sinh nhiều con không có tiền nuôi chúng ăn học. Sinh con nhiều cũng bị phạt đấy…”. Bằng giọng nói lơ lớ, chưa sõi tiếng phổ thông anh Chúng Văn Dũng, dân tộc Phù Lá ở cụm dân cư Hoa Si Pan, chia sẻ.

Đúng như chia sẻ của anh Dũng, người Phù Lá ở Hoa Si Pan chỉ sinh 2 con, rất ít trường hợp sinh con thứ 3. Đây cũng là một trong những nội dung được đưa vào hương ước, rằng nếu sinh con thứ 3 sẽ bị phạt phải nộp thóc. Số thóc đó sẽ sử dụng trong các buổi liên hoan, lễ hội của bản làng.

Khi hỏi về tình trạng tảo hôn, trai gái Phù Lá giờ đây đã nhận thức được phải đủ tuổi mới được kết hôn. Trai gái được tự do yêu đương, kết hôn mà không có sự ép buộc của cha mẹ. Đàn ông Phù Lá lo làm những việc lớn. Phụ nữ lo việc gia đình, chăm sóc con cái. Đó là sự tiến bộ trong hôn nhân của người Phù Lá.

Ngày nay, việc tổ chức đám hiếu của người Phù Lá cũng rất văn minh, hiện đại. Người chết không để quá 48 tiếng và không tổ chức linh đình.

Phong tục té nước trong đám cưới của người Phù Lá
Phong tục té nước trong đám cưới của người Phù Lá

Bản làng người Phù Lá ở Hoa Si Pan - nơi chúng tôi đặt chân đến vẫn giữ được bản sắc của dân tộc mình. Họ sống quây quần trong bản nhỏ. Những ngôi nhà của người Phù Lá là nhà trệt, hai mái, trình tường, một cửa chính ở giữa. Một số gia đình khá giả hơn trong bản đã có nhà xây, nhưng vẫn giữ những nét kiến trúc của dân tộc mình. Người Phù Lá giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh, không nuôi gia súc, gia cầm gần nhà.

Người Phù Lá rất ý thức giữ gìn tiếng nói, trang phục của dân tộc mình. Đến bản nhỏ này, chúng tôi nghe những người Phù Lá nói chuyện, giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ dân tộc mình. Có khách đến họ mới nói tiếng phổ thông. Nhiều người Phù Lá phải nhờ cán bộ xã phiên dịch, chúng tôi mới có thể hiểu chuyện họ chia sẻ.

Lãnh đạo xã Bản Máy trao đổi, nắm tình hình đời sống của bà con người Phù Lá tại Hoa Si Pan.
Lãnh đạo xã Bản Máy trao đổi, nắm tình hình đời sống của bà con người Phù Lá tại Hoa Si Pan.

Trang phục dân tộc được người phụ nữ Phù Lá tự tay khâu vá và giữ gìn qua bao đời. Họ mặc trang phục dân tộc thường ngày. Đặc biệt, trong những dịp quan trọng như cưới xin, lễ tết, hội hè… không thể thiếu trang phục dân tộc.

Người phụ nữ Phù Lá có đôi bàn tay khéo léo, họ tự bện ghế ngồi, chổi, chiếu… bằng rơm. Đó là những vật dụng rất quen thuộc trong mỗi gia đình người Phù Lá. Đang nói chuyện với khách, ông Súng Sào Chín, vào trong nhà mang chiếc chiếu ra khoe: “Nằm chiếc chiếu này mát về mùa hè, ấm về mùa đông cô ạ. Chiếu và ghế rơm cô đang ngồi tự tay vợ tôi bện đấy”.

Bản nhỏ người Phù Lá hôm nay vẫn yên bình giữa rừng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhà cửa đơn sơ, mộc mạc, không có gì giá trị, nhưng họ đang cố gắng vươn lên xây dựng cuộc sống mới tiến bộ, văn minh.

Bản nhỏ người Phù Lá hôm nay vẫn yên bình giữa rừng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhà cửa đơn sơ, mộc mạc, không có gì giá trị, nhưng họ đang cố gắng vươn lên xây dựng cuộc sống mới tiến bộ, văn minh.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.