Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người Phù Lá ở Hoa Si Pan

Thanh Huyền - 09:31, 23/10/2019

Hoa Si Pan là tên được đặt cho cụm dân cư của 37 hộ đồng bào dân tộc Phù Lá ở xã Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang). Là DTTS có dân số ít (cả nước chỉ có gần 11 nghìn người), đói nghèo vẫn hiện hữu trên từng nóc nhà người Phù Lá ở Hoa Si Pan.

Một góc nhỏ cụm dân cư Hoa Si Pan.
Một góc nhỏ cụm dân cư Hoa Si Pan.

Bài 1: Bản nghèo dưới chân núi

Cả bản chỉ có 7 hộ không nghèo

Dẫn chúng tôi vào bản, vừa đi, Bí thư Đảng ủy xã Bản Máy Nguyễn Quang Duẩn không khỏi than phiền về những khó khăn ở Hoa Si Pan. Chỉ tay về phía núi, Bí thư Duẩn nói: “Đây là những hộ dân đầu tiên của cụm dân cư Hoa Si Pan”. Hướng mắt theo phía tay Bí thư Duẩn chỉ, chúng tôi thấy những ngôi nhà đất trình tường của đồng bào dân tộc Phù Lá sống tập trung dưới chân núi, như “lòng chảo” giữa rừng. Gần trưa, nhưng khói bếp vẫn lặng im trên từng nóc nhà Phù Lá. Hỏi ra, chúng tôi được biết, dân tộc Phù Lá chỉ ăn hai bữa một ngày, vào 9h sáng và 3h chiều.

Nhà ngay đầu bản, ông Sùng Sào Chín là đảng viên người Phù Lá duy nhất, cũng là người cao tuổi, được người dân Phù Lá tín nhiệm, noi theo. Vừa đi chăn trâu về, thấy khách lạ, ông Chín đon đả đón tiếp, nói chuyện. Ông Chín là một trong số ít người Phù Lá ở Hoa Si Pan nói và hiểu thông thạo tiếng phổ thông. Gia đình ông Chín cũng là một trong số ít hộ dân Phù Lá có căn nhà xây. Trong câu chuyện với khách, ông Chín bảo khó khăn lắm, đất trồng ngô, cấy lúa chỉ có ít thôi, nuôi mấy con trâu, con gà, cuộc sống cứ thế qua ngày thôi.

Gia đình ông Chín cũng như các hộ Phù Lá khác, chỉ quanh năm với nương ngô, ruộng lúa, chăn nuôi vài con trâu, bò, gà, lợn... Nhiều hộ vẫn không đủ ăn chứ chưa nói đến có hàng hóa để bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Trong nhiều căn nhà người Phù Lá, ngoài chiếc giường ngủ thì không có vật dụng gì giá trị. Có điện lưới quốc gia từ năm ngoái, nhưng rất ít hộ có ti vi và sử dụng thiết bị điện thiết yếu phục vụ sinh hoạt.

“37 hộ với 157 nhân khẩu thì có tới 20 hộ nghèo, 10 hộ cận nghèo, chỉ có 7 hộ không nghèo thôi nhà báo ạ”. Nhắc đến tỷ lệ hộ nghèo, Bí thư Duẩn thở dài.

 Cuộc sống đói nghèo vẫn đeo đẳng trên nhiều nóc nhà người Phù Lá ở Hoa Si Pan.
Cuộc sống đói nghèo vẫn đeo đẳng trên nhiều nóc nhà người Phù Lá ở Hoa Si Pan.

Ước mong giản đơn về cuộc sống đủ đầy

Chia sẻ với chúng tôi, nhiều người Phù Lá chỉ mong ước giản đơn là có ít tiền để mua thức ăn, mua vài ba vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt, thế là hạnh phúc rồi. Cuộc sống cứ trôi qua lầm lũi, yên bình giữa núi rừng…

Được sự quan tâm của Nhà nước, người Phù Lá đã được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Dân tộc Phù Lá ở Bản Máy là một trong số những dân tộc được thụ hưởng chính sách theo Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025. Nhưng có lẽ, những chính sách hiện hành chưa đủ mạnh để vực họ dậy, giúp họ vươn lên.

Làm sao để tạo sinh kế, làm sao để người dân có thu nhập vẫn đang là bài toán khó, là trăn trở của chính quyền, người dân nơi đây. Chính sách chung là chưa phù hợp mà phải có chính sách đặc thù, hỗ trợ tập trung để vực dậy bản nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.