Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khi trai bản đi… tour!

HUY TOÁN - 10:56, 15/10/2019

Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất cả nước. Nắm bắt nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách nước ngoài, ở không ít làng bản còn khó khăn, nhiều chàng trai người Tày, Dao, Mông sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, các trường chuyên nghiệp, chưa có việc làm đã mạnh dạn rời bản theo một nghề rất hấp dẫn, đó là đi… tour (đưa khách đi du lịch) với hành trang là chiếc xe máy và niềm đam mê.

Núi Đôi-một trong những biểu tượng du lịch của Hà Giang là địa danh thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm.Ảnh TL
Núi Đôi-một trong những biểu tượng du lịch của Hà Giang là địa danh thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm.Ảnh TL

Từ chuyện đi tour ở bản người Tày 

Bản Thẳm, xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên có 67 hộ người Tày, với gần 300 khẩu. Nơi đây từng có không ít thanh niên sau khi học xong THPT, thậm chí đại học vẫn chưa có việc làm. Thế nhưng vài năm qua, có khoảng 20 thanh niên, trong đó có những em có tiếng là nghịch ngợm, thi nhau sắm xe máy xịn, chủ yếu là xe hiệu Exiter, giá đến 50 triệu đồng/chiếc để đi tour. 

Nguyễn Văn Nghiệp, chàng trai người Tày, sinh năm 1991, tại Bản Thẳm. Tốt nghiệp Trung cấp Điện dân dụng, loay hoay không có việc làm, tình cờ, có người quen ở TP. Hà Giang nhờ chở khách nước ngoài đi du lịch vùng cao. Đi một lần, hai lần, dần dần việc dẫn khách đi tour trở thành nghề lúc nào không hay. Giờ Nghiệp là người có thâm niên đi tour lâu năm nhất ở Bản Thẳm. 

“Mình và anh em ở bản đi tour cho khách do các công ty lữ hành, homestay trong tỉnh giới thiệu. Người đi trước rủ người đi sau, đến nay không chỉ ở Kim Thạch mà ở một số xã bên cạnh, mỗi xã có vài chục người đi tour đấy”, Nghiệp cho biết.

Lý Hồng Thiệp (đứng giữa) chàng trai người Dao ở xã Phương Độ, TP. Hà Giang cùng bạn dẫn khách Thụy Điển đi tour Cao nguyên đá.
Lý Hồng Thiệp (đứng giữa) chàng trai người Dao ở xã Phương Độ, TP. Hà Giang cùng bạn dẫn khách Thụy Điển đi tour Cao nguyên đá.

Đến cơ hội việc làm và thúc đẩy du lịch 

Hà Giang là một trong những tỉnh khó khăn nhất cả nước, nhưng nhờ lợi thế nhiều di sản, cảnh quan đẹp nên du lịch đang phát triển mạnh. Nghề đi tour hình thành giúp nhiều thanh niên ở các làng, bản còn khó khăn có việc làm. Hiện nay, từ TP. Hà Giang đến các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc…, không ít thanh niên Tày, Dao, Mông ở các làng, bản đang nắm bắt cơ hội đi tour.

Anh Triệu Vằn Khuôn, Phó Chủ tịch Phụ trách UBND xã Thông Nguyên (Hoàng Su Phì), cho biết: “Xã hiện có trên 30 thanh niên người Dao đi tour. Không đòi hỏi bằng cấp, nhiều người học hết cấp 2 vẫn có thể đi tour cho khách nước ngoài. Hiện nay, ở khu vực nông thôn, không ít thanh niên còn loay hoay tìm việc làm, một số có nguy cơ dẫn đến các tệ nạn xã hội. Vì thế, đi tour là cơ hội rất tốt”. 

Anh Nguyễn Việt Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì, cho biết: Để tạo việc làm cho thanh niên, từ năm 2017 được Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ, huyện triển khai dự án tạo sinh kế cho người dân thông qua phát triển du lịch. Dự án hỗ trợ tập huấn kỹ năng đi tour, hỗ trợ vay vốn mua xe máy cho 49 thanh niên người Dao, Tày ở các xã Thông Nguyên, Hồ Thầu, Bản Luốc, Nam Sơn. Đến nay, đội đi tour được mở rộng ra nhiều xã trong huyện, chuyên nghiệp không kém gì ở Sa Pa, Lào Cai. 

Phát triển du lịch gắn với giải quyết việc làm là một trong những mục tiêu được tỉnh Hà Giang đặc biệt quan tâm. Nghề đi tour dù còn mới mẻ, nhưng rất phù hợp với các bạn trẻ, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc. 

Nghề đi tour hình thành giúp nhiều thanh niên ở các làng, bản còn khó khăn có việc làm. Hiện nay, từ TP. Hà Giang đến các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Đồng Văn, Mèo Vạc…, không ít thanh niên Tày, Dao, Mông ở các làng, bản đang nắm bắt cơ hội đi tour.


Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.