Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Người Phù Lá ở Hoa Si Pan

Thanh Huyền - 10:07, 25/10/2019

Cả cụm dân cư Phù Lá gồm 157 nhân khẩu, nhưng số người theo học hết phổ thông chỉ lác đác một vài người. Trường học khang trang ngay trung tâm xã, có chỗ ăn ở nội trú cho học sinh, nhưng muốn học THPT hoặc học lên cao hơn, các em phải đi ra khỏi bản làng. Và, con đường đi đến ước mơ của con em đồng bào Phù Lá vẫn còn nhiều gian nan…

Thầy Vương Văn Thơm, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Bản Máy dạy chữ cho học sinh dân tộc Phù Lá.
Thầy Vương Văn Thơm, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Bản Máy dạy chữ cho học sinh dân tộc Phù Lá.

Bài 2: Gian nan học chữ

Giang dở chuyện học hành
Thầy giáo Vương Văn Thơm, Chủ nhiệm lớp 2B Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Bản Máy, đang dạy em Súng Thị Hướng đánh vần từng con chữ. Hướng có vóc dáng nhỏ bé, nên được thầy giáo xếp ngồi bàn thứ hai. Mặc dù có chút khó khăn, song kiên trì đọc từng con chữ, cuối cùng em cũng hoàn thành bài tập đọc. 

Lớp 2B có một mình Hướng là học sinh dân tộc Phù Lá. Theo thầy Thơm, nhận thức của Hướng có phần hạn chế hơn các bạn đồng trang lứa. Các thầy cô phải quan tâm đến em nhiều hơn, để em theo kịp các bạn. 

Em Súng Thị Liên lớp 4A và Súng Thị Hướng lớp 2B là hai chị em ruột. Giờ ra chơi, hai chị em cứ quấn lấy nhau mà ít vui chơi, giao lưu cùng các bạn khác. Hai chị em cũng thích lui tới “Thư viện thân thiện” ngay giữa sân trường để xem sách báo, truyện tranh. Khi chúng tôi hỏi thăm, Liên và Hướng ngoan ngoãn trả lời từng câu hỏi một cách nhỏ nhẹ, có chút rụt rè: “Con thích đi học. Con thích đến trường…”. 

Cô giáo Hoàng Thị Vy, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Bản Máy, chia sẻ: Nhà trường có 406 học sinh. Các học sinh Phù Lá được phân bổ rải rác tại các lớp. So với mặt bằng chung, các học sinh Phù Lá nhận thức kém hơn, điều kiện học tập cũng khó khăn. Nhà trường và chính quyền xã phải thường xuyên tuyên truyền, vận động để các em không bỏ học giữa chừng và luôn dành sự quan tâm đến các em nhiều hơn. 

Con đường học chữ của người Phù Lá còn nhiều gian nan
Con đường học chữ của người Phù Lá còn nhiều gian nan
Đích đến còn xa…

Theo ông Nguyễn Xuân Binh, Chủ tịch UBND xã Bản Máy, trong 37 hộ người dân tộc Phù Lá thì chỉ 1, 2 hộ có con theo học hết THPT. Số còn lại đều bỏ học giữa chừng, nhiều em chỉ học hết lớp 3, lớp 6, 7 mà chưa tốt nghiệp THCS. Một phần vì kinh tế khó khăn, phần nhiều vì nhận thức về việc học còn hạn chế. 

Cả bản người Phù Lá, có duy nhất em Sùng Phà Diu học lên đại học ở một trường quân đội. Nhưng đáng tiếc, đến năm thứ 4, Diu đã nghỉ học mà chưa có bằng tốt nghiệp. Lý do rất đơn giản, vì phải nộp một khoản tiền phục vụ tốt nghiệp, nhưng Diu không có tiền nộp. Sùng Phà Diu lại trở về với bản nhỏ với nương ngô, ruộng lúa, vài ba con trâu, bò, lợn, gà…

Còn gia đình chị Ly Thị Mỹ có hai con tuổi mầm non và tiểu học, các con đều được theo học đầy đủ. Nhưng tương lai của các con như thế nào Mỹ cũng không biết nữa, chỉ biết rằng học được đến đâu hay đến đó. “Đảng, Nhà nước quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ học phí và chi phí học tập. Đầu năm học mới, chỉ phải đóng góp cho con hơn 200 ngàn đồng mà gia đình tôi chưa có tiền đóng, vẫn đang phải nợ”, chị Mỹ thở dài.



Hoa Si Pan - nơi chúng tôi đặt chân đến có cảnh quan thiên nhiên nên thơ, tuyệt mỹ. Làng bản yên bình nhưng vẫn hiu hắt buồn. Bởi con đường học tập của trẻ em Phù Lá còn nhiều gian nan. Và, đích đến trên con đường học tập để thành tài của người Phù Lá vẫn còn rất xa…

Các học sinh Phù Lá được phân bổ rải rác tại các lớp. So với mặt bằng chung, học sinh Phù Lá nhận thức kém hơn, điều kiện học tập cũng khó khăn. Nhà trường và chính quyền xã phải thường xuyên tuyên truyền, vận động để các em không bỏ học giữa chừng và luôn dành sự quan tâm đến các em nhiều hơn”.

Cô giáo Hoàng Thị Vy, Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Bản Máy



Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.