Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Làng giấy dó vào mùa

Vân Khánh - 16:01, 22/01/2021

Hai tay nắm chắc hai sợi dây thừng cột vào nóc nhà để làm điểm tựa, anh Dương Tiến Son ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang dùng đôi chân chai lì, ra sức nhồi đống tre non thành bột để làm giấy dó. Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng công việc này đang đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/vụ cho người dân vùng cao, nhất là thời điểm Tết nguyên đán đang cận kề.

Bà Lê Thị Kim Dung - một người dân thôn Thanh Sơn đã rất vui mừng vì chưa bao giờ giấy gió mất giá.
Bà Lê Thị Kim Dung - một người dân thôn Thanh Sơn đang thực hiện công đoạn làm giấy dó

Nhồi tre thành giấy

Thôn Thanh Sơn - thôn duy nhất của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang còn giữ được nghề làm giấy dó truyền thống . Những năm trước đây, cứ đến tháng 01 âm lịch hàng năm, là kết thúc đợt làm giấy dó, nhưng năm nay trong mỗi ngôi nhà sàn đều vọng ra nhịp chân bồm bộp nhồi những mẻ tre, vầu thành bột để làm giấy nhằm kịp đáp ứng các đơn đặt hàng đến từ khắp các tỉnh phía Bắc...

Làng nghề giấy dó có lịch sử non 100 năm, từ cái thời ông Triệu Dùn Phin – ông tổ nghề giấy nghĩ ra cách làm giấy dó từ rơm khô và tre, vầu non. Ban đầu, ông Phin chỉ làm giấy để phục vụ nhu cầu cúng bái trong gia đình, dòng họ, khoảng năm 1925, ông Phin đã dạy nghề cho một số gia đình ngoài dòng họ Triệu để đổi lấy trâu, bò, lợn và thóc lúa để ăn. Về sau, phong trào làm giấy dó ở thôn Thanh Sơn ngày càng phát triển, hầu như tất cả các hộ dân trong thôn đều tham gia phong trào làm giấy dó.

Theo các cụ cao tuổi trong thôn Thanh Sơn, thì cứ vào dịp tháng 2 - 3 âm lịch hàng năm, khi những cây vầu non bắt đầu ra lá non, cũng là lúc hàng chục hộ dân trong làng lên rừng chặt vầu. Chặt vầu non càng tốt, nếu chặt chậm, vầu già đi sẽ không thể làm được giấy.

Khi mang vầu về, người dân chặt vầu ra từng đoạn dài khoảng 1m, chẻ thành 4 miếng rồi bó thành từng bó đem xuống ao ngâm với nước vôi trong. Quá trình ngâm vầu phải mất ít nhất 2 tháng. Sau đó, vầu được vớt ra ngâm với nước lã sạch 1 tháng nữa để cây vầu mềm nhũn. Khi làm giấy, người dân sẽ vớt vầu ra từng cái bể có hình lòng máng dài khoảng 2m, rộng 1m và dùng chân nhồi cho đến khi cây vầu nát thành bột.

Anh Dương Tiến Son cho biết, để nhồi một mẻ vầu tơi thành bột, thì một người phải làm liên tục từ một đến hai ngày. Nhồi vầu xong lại phải lên rừng  chặt cây keo - một loại cây có nhựa về nhà ngâm khoảng nửa tháng để nhựa cây keo hòa tan vào nước, sau đó đổ bột vầu vào nước ngâm cây keo khoắng đều. Trộn bột giấy với nhựa keo xong, thì nước đó sẽ được cho vào một cái khuôn làm bằng gỗ và tre. Khi làm giấy, người dân sẽ xếp thành từng tệp, mỗi tệp chỉ làm khoảng 80 thiếp giấy- ứng với quan niệm về sự may rủi của người Dao từ xa xưa.

Thôn Thanh Sơn – thôn duy nhất của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang còn giữ được nghề làm giấy gió truyền thống
Người dân thôn Thanh Sơn duy trì nghề làm giấy dó truyền thống

Chưa bao giờ mất giá

Anh Phàn Sành Châm, một hộ gia đình làm giấy bản lâu năm dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà kho chứa giấy dó. Những tệp giấy mới xếp thành từng chồng cao ngất đến tận nóc nhà. Tôi hỏi “Ở cái nơi xa xôi như thế này thì giấy dó bán cho ai? Làm ra nhiều thế biết bao giờ mới bán hết?”. Anh Châm tỏ ra tự hào trả lời: “Đây là kho giấy mình làm chung với nhà thằng em vợ. Ở cái bản này, có gần trăm nhà làm giấy chứ đâu chỉ riêng nhà tôi. Kho giấy của những nhà khác có khi còn to hơn của anh em nhà tôi ấy chứ. Mà loại giấy dó này chưa bao giờ mất giá, vì nó được xem như một loại vàng mã phục vụ đời sống tâm linh của bà con các DTTS khu vực phía Bắc. Mỗi năm, một hộ dân tộc Dao tiêu tốn khoảng chục tệp giấy dó, nếu tính rộng ra hết các tỉnh phía Bắc, thì khối lượng giấy dó tiêu thụ sẽ rất lớn”.

Trong lúc anh Châm đang trò chuyện cùng chúng tôi, một chiếc ô tô tải cỡ nhỏ rú ga phi thẳng đến kho chứa giấy dó và đỗ xịch trước cửa. Anh Lý Ngọc Minh - một lái buôn giấy dó hồ hởi khoe với chúng tôi: “Mặt hàng giấy dó bán ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi có đông đồng bào dân tộc như Dao, Tày, Thái, Nùng... sinh sống. Cứ chỗ nào có đồng bào Thái, Nùng, Tày, Dao... là ở đó có giấy dó Thanh Sơn.

Giấy dó được sử dụng nhiều trong mùa Xuân – mùa có nhiều lễ hội nhất trong năm. Hiện, sản phẩm của làng Thanh Sơn làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hơn 10 năm đi buôn giấy dó, chưa bao giờ tôi thấy loại giấy này mất giá và cũng chưa bao giờ bị thua lỗ”.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Bắc Quang thì ở thôn Thanh Sơn có 54 hộ dân làm giấy dó (giấy bản). Đây chỉ là nghề phụ trong năm nhưng đem lại khoản thu nhập trên 1,3 tỷ đồng/năm. Thời gian tới, UBND huyện sẽ mở rộng nghề làm giấy dó sang một số thôn bản khác của người Dao ở sườn Tây Côn Lĩnh nhằm tìm hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế cho bà con các dân tộc ở Bắc Quang

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.