Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Nghề giấy dó ở Khe Nghè

PV - 09:45, 05/08/2019

Đối với đồng bào Cao Lan ở bản Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, nghề làm giấy dó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống từ lâu đời. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vài năm trở lại đây người Cao Lan gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm giấy dó. Điều này ảnh hưởng lớn tới việc bảo tồn và phát triển nghề làm giấy.

Ở xã Lục Sơn, người Cao Lan chiếm khoảng 60% dân số, theo nhiều bậc cao niên kể lại, nghề giấy dó có từ lúc người Cao Lan bắt đầu đến vùng đất này sinh sống. Lúc đó, nghề làm giấy dó rất thịnh hành, phần lớn gia đình nào cũng làm giấy. Giấy dó được sử dụng cho các nghi lễ truyền thống. Ví dụ như trong đám ma, họ đục hoa văn trên giấy để làm lễ cúng, giống như một loại tranh thờ. Về sau đóng thành quyển để làm sách, viết chữ. Nhiều khách từ các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội đều tìm đến để mua cho kỳ được giấy dó, vì giấy dó của người Cao Lan nổi tiếng là chất lượng tốt nên thu hút được nhiều khách hàng.

Thế nhưng, đó chỉ là câu chuyện của quá khứ, ngày nay, đến với thôn Khe Nghè chúng ta không còn nhìn thấy hình ảnh người người, nhà nhà làm giấy dó, thay vào đó chỉ còn vài ba hộ làm để giữ nghề truyền thống.

Công đoạn tráng bột để làm giấy dó. Công đoạn tráng bột để làm giấy dó.

Ông Dương Văn Quang, một trong số ít nghệ nhân ở bản Khe Nghè còn làm giấy dó, cho biết: “Việc ít hộ làm giấy dó ở trong thôn một phần do nguyên liệu khan hiếm, phần khác là do thu nhập từ giấy dó rất ít. Sở dĩ tôi cùng với một số người dân vẫn làm vì muốn “giữ nghề” truyền thống, với lại vẫn cần dùng giấy để làm tranh thờ”.

Ông Nguyễn Văn Quế, Trưởng phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cho biết: Là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, tồn tại hàng trăm năm với tên tuổi, bản sắc văn hóa dân tộc, tỉnh Bắc Giang đã và đang thực hiện quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030, trong đó có nghề làm giấy dó ở xã Lục Sơn.

Tuy nhiên, với thị trường hiện nay, sản phẩm giấy dó của người Cao Lan không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng, bên cạnh đó có nhiều loại giấy công nghiệp dễ tìm mua và chất lượng cũng rất đẹp. Vì thế, để tìm lại vị trí thời hoàng kim của nghề giấy dó như trước đây thực sự là điều rất khó. Tuy nhiên, với đồng bào Cao Lan, nghề giấy dó đã đi vào đời sống tâm linh và nó như một sợi dây “gắn kết” giữa người còn sống với người đã khuất và như lời nhắc nhở mọi người luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.