Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ngan Dừa nhộn nhịp mùa bánh tráng Tết

Phương Nghi - 06:53, 18/01/2021

Những ngày cuối năm, khi những tia nắng ấm áp đầu Xuân đang dần xua tan cái lạnh lẽo cũng là lúc làng nghề bánh tráng Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trở nên nhộn nhịp.

Chị Trần Ngọc Thủy ở ấp Thống Nhất (thị trấn Ngan Dừa )đang thực hiện công đoạn đưa bánh vừa tráng lên phên để phơi.
Chị Trần Ngọc Thủy ở ấp Thống Nhất (thị trấn Ngan Dừa) đang thực hiện công đoạn đưa bánh vừa tráng lên phên để phơi.

Đến ấp Thống Nhất (thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân) vào những ngày giáp Tết Tân Sửu, chúng tôi cảm nhận mùa Xuân đang đến thật gần. Dọc hai bên đường là những phên bánh tráng trải dài thẳng tắp, trước sân nhà của những hộ dân làng nghề là một màu trắng của những phên bánh tráng nối liền nhau từ nhà này sang nhà khác. Nhà nhà đều tập trung làm bánh, những tiếng nói cười rộn rã dường như xua tan đi cái mệt mỏi của nhiều đêm thức khuya dậy sớm.

Mới 4 giờ sáng, những lò làm bánh của các hộ gia đình đã sáng trưng ánh điện để bắt đầu cho một ngày làm việc mới. Trò chuyện với chúng tôi bên lò bánh nghi ngút khói, chị Trần Ngọc Thủy ở ấp Thống Nhất cho biết: “Hơn tháng nay, lò hoạt động liên tục để kịp tiến độ. Tôi phải dậy thật sớm để tráng được nhiều bánh kịp giao cho khách. Ngày thường, tôi chỉ tráng đến 2 giờ chiều là xuống lò, nhưng giáp Tết thì làm không ngơi tay. Một năm bán nhiều nhất vào mùa Tết nên dù có vất vả thì ai cũng phấn khởi”.

Làng nghề bánh tráng Ngan Dừa nhộn nhịp vào vụ làm bánh tráng phục vụ Tết.
Làng nghề bánh tráng Ngan Dừa nhộn nhịp vào vụ làm bánh tráng phục vụ Tết.

Cũng tại ấp Thống Nhất, chị Nguyễn Thị Tư - một trong những gia đình có hơn 20 năm theo nghề làm bánh tráng chia sẻ: Tôi không nhớ chính xác làng nghề này có từ bao giờ, nhưng hồi nhỏ đã thấy ông bà, cha mẹ mình làm bánh tráng. Lớn lên một chút thì đã biết phụ phơi bánh, cũng từ đó mà tôi thêm yêu nghề và gắn bó tới tận lúc bây giờ. Nghề này  nhiều công đoạn, phải chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước, hôm sau lại phải thức sớm nhóm bếp để bắt đầu tráng bánh, vì cực nhọc nên bọn trẻ bây giờ ít  theo nghề. Nghề này phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu thời tiết thuận lợi, bỏ công làm cũng đủ sống.

“Để bánh ngon, quan trọng nhất vẫn là khâu chọn gạo rồi đến phần thêm gia vị, muối khuấy bột để tạo nên hương vị, các khâu còn lại: tráng bánh sao cho đẹp, phơi bánh đủ độ nắng để cho ra chiếc bánh hoàn hảo nhất. Nếu làm qua loa thì bánh sẽ sậm màu, nhanh hỏng. Trung bình mỗi ngày gia đình tui sản xuất 700 - 1.000 chiếc, thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Riêng vào những tháng giáp Tết, thu nhập có thể tăng gấp đôi”, chị Tư cho biết.

Những ngày giáp Tết Tân Sửu, dọc hai bên đường làng nghề bánh tráng Ngan Dừa là những phên bánh tráng trải dài thẳng tắp.
Những ngày giáp Tết Tân Sửu, dọc hai bên đường làng nghề bánh tráng Ngan Dừa là những phên bánh tráng trải dài thẳng tắp.

Được biết, làng nghề bánh tráng Ngan Dừa hình thành cách đây khoảng trăm năm, được truyền qua nhiều thế hệ, đến nay nhiều hộ gia đình vẫn theo đuổi và sống bằng nghề. Để làm ra những chiếc bánh đậm đà hương vị quê hương, thoạt nhìn rất đơn giản, song thật sự đòi hỏi khá nhiều công đoạn tỉ mỉ. Tuy nhiên, chính bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị trong khâu tráng bánh cộng với bí quyết pha bột đã làm nên những chiếc bánh tròn trĩnh, mềm dẻo, thơm ngon, được khách hàng rất ưa chuộng. Vào mùa làm bánh tráng phục vụ Tết Nguyên đán, người người nhộn nhịp, tráng bánh, phơi bánh, tạo không khí rộn ràng cho làng nghề trước thềm Xuân

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.