Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khởi nghiệp từ bánh tráng

Hà Ngọc Khang - 15:38, 21/09/2020

Bằng sức trẻ và lòng nhiệt huyết với nghề, vợ chồng Lê Thế Tuất-Nguyễn Thị Ngọc Ánh ở xóm 2, thôn Lương Yến, xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã gây dựng được cơ sở sản xuất bánh tráng với hệ thống máy móc khá hiện đại, cho thu nhập khá cao, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Sản phẩm bánh tráng của cơ sở Ánh - Tuất đã được huyện Quảng Ninh lựa chọn đưa vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Cơ sở sản xuất bánh tráng Ánh - Tuất mỗi ngày cho ra lò từ 4.000-4.500 bánh tráng thành phẩm
Cơ sở sản xuất bánh tráng Ánh - Tuất mỗi ngày cho ra lò từ 4.000-4.500 bánh tráng thành phẩm

Chúng tôi về thăm cơ sở sản xuất bánh tráng Ánh - Tuất khi vợ chồng họ cùng nhiều nhân công đang tích cực sản xuất để cho ra lò mẻ bánh tráng đầu tiên trong ngày. Hiệu quả đưa lại từ mô hình này đã giúp gia đình anh chị có nguồn thu nhập ổn định từ 250 - 300 triệu đồng/năm.

Anh Lê Thế Tuất kể lại, sau một thời gian bươn chải làm thuê khắp nơi nhưng không đủ trang trải cuộc sống, anh trở về quê hương để khởi nghiệp. Nhận thấy ở địa phương có nhiều lao động nhàn rỗi, có nguồn nguyên liệu dồi dào và thị trường tiêu thụ, anh bàn với người thân phát triển nghề sản xuất bánh tráng. 

Năm 2017, anh Tuất khăn gói ra Thanh Hóa học nghề sản xuất bánh tráng với công nghệ hiện đại. Khi đã nắm được quy trình sản xuất, được chuyển giao công nghệ, vợ chồng anh dồn vốn và vay mượn thêm tiền của người thân, bạn bè để đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua sắm dây chuyền sản xuất bánh tráng, tổng giá trị đầu tư trên 500 triệu đồng. Anh Tuất cho biết: “Bình quân mỗi ngày, cơ sở sản xuất bánh tráng của gia đình tiêu thụ khoảng 2 tạ gạo nguyên liệu, cho ra 4.000 đến 4.500 bánh tráng thành phẩm, trong đó có gần ½ số bánh được nướng trực tiếp qua hệ thống máy sấy điện. Với giá bán sỉ 1.600 đồng/1 bánh tráng sống và 2.000 đồng/bánh tráng nướng, mang lại doanh thu cho gia đình từ 5 - 6 triệu đồng/ngày”. 

Sau hơn 3 năm đi vào sản xuất, cơ sở sản xuất bánh tráng của anh Tuất hoạt động ngày càng hiệu quả, thị trường tiêu thu ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho 9 - 15 lao động ở địa phương với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Đào, nhân công tại cơ sở sản xuất bánh tráng chia sẻ: “Tôi làm việc ở cơ sở sản xuất bánh tráng Ánh - Tuất đã được gần 3 năm, làm việc ở đây thu nhập cũng khá ổn định, công việc nhẹ nhàng, lại gần nhà nên thuận lợi cho việc chăm sóc gia đình, con cái. Chủ cơ sở cũng rất quan tâm đến anh, chị em nhân công, nhất là vào dịp các ngày lễ, tết...”.

Hiệu quả từ mô hình này là có thể chủ động sản xuất được bánh tráng quanh năm, nhất là vào mùa mưa bão. Trong khi các cơ sở khác phải ngừng hoạt động vì không phơi được bánh, thì cơ sở của anh Tuất nhờ có hệ thống máy sấy, nướng nên vẫn bảo đảm được nguồn cung cho thị trường. Cùng với việc hằng ngày có thương lái đến thu mua bánh tráng ngay tại cơ sở, anh Lê Thế Tuất cũng đã nhanh nhạy trong việc chiếm lĩnh thị trường bằng việc tổ chức cho 2 nhân công chuyên Shipper giao hàng đến tận các nhà hàng, quán xá trên địa bàn TP. Đồng Hới, huyện Quảng Ninh và các vùng lân cận. 

Ông Đoàn Lâm Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lương Ninh cho biết: “Sản phẩm bánh tráng nướng của cơ sở Ánh - Tuất đã được huyện, xã khảo sát, bổ sung đưa vào nhóm sản phẩm xây dựng theo Chương trình OCOP, góp phần nâng chuẩn tiêu chí phát triển sản xuất trong lộ trình xây dựng xã Lương Ninh đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”. 

Hiệu quả đưa lại từ mô hình sản xuất bánh tráng đã gúp vợ chồng anh Tuất, chị Ánh có kinh tế khá giả, xây dựng được nhà cửa khang trang, đầu tư cho con cái học hành và mua sắm nhiều tiện nghi phục vụ sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.