Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Lê Hường - 16:50, 29/11/2023

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.

Dân tộc Brâu tổ chức các lễ hội quan trọng của làng tại nhà rông
Dân tộc Brâu tổ chức các lễ hội quan trọng của làng tại nhà rông

Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn

Cũng như nhiều cộng đồng các dân tộc ít người khác, do phát triển chậm, nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Brâu cũng dần phai nhạt trong đời sống của đồng bào. Trước thực tế này, Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm đặc biệt, xây dựng những chính sách đặc thù để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa cho đồng bào. Đặc biệt là Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội DTTS rất ít người Brâu tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018 - 2025, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng người Brâu trên địa bàn tỉnh.

Nhờ đó, đến nay nhiều bản sắc truyền thống vẫn được người Brâu gìn giữ, phát huy, như trang phục, lễ hội dân gian, biểu diễn cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống...

Điều đặc sắc trong trang phục truyền thống của dân tộc Brâu là, tuy rất đơn giản, màu sắc trang phục của dân tộc Brâu không cầu kỳ, sặc sỡ, nhưng họa tiết hoa văn thì rất tinh tế. Vì dụ như, hoa văn trên trang phục của người đàn ông thể hiện được sự mạnh mẽ hình hàng rào, mũi tên. Còn họa tiết trong trang phục của phụ nữ thường nhẹ nhàng hình hoa, thực vật, các ký tự chữ cái… 

Người Brâu không chỉ đặc biệt say mê âm nhạc dân gian, mà còn có khả năng thẩm âm và trình diễn nhiều loại nhạc cụ, nhất là cồng chiêng. Cồng chiêng của người Brâu nổi tiếng với 3 loại chiêng Goong, chiêng Man và chiêng Tha.

Hiện tại, dân làng vẫn duy trì được văn hóa truyền thống nổi bật và độc đáo gồm: Chiêng Tha và Chiêng gon. Đối với người Brâu chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ, mà còn được coi là thần linh, là tổ tiên của người Brâu. Vì vậy, khi diễn ra những lễ hội quan trọng chiêng Tha luôn là vật chính của lễ hội. Bộ chiêng luôn được đặt ở vị trí trang trọng lúc diễn xướng và cất giữ.

Không chỉ thông thạo đánh chiêng, nghệ nhân Thao La còn sử dụng các nhạc cụ truyền thống của người Brâu
Không chỉ thông thạo đánh chiêng, nghệ nhân Thao La còn sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ truyền thống của người Brâu

Nghệ nhân Thao La, thôn Đắk Mế cho biết: Một năm, người Brâu có 4 lễ hội chính gồm: lễ hội vào mùa phát rẫy, trỉa lúa, mừng lúa mới và lễ hội Tết. Trong những ngày lễ hội, dân trong làng cùng nhau góp rượu, gạo, thực phẩm rồi tổ chức các nghi lễ đánh cồng chiêng, già làng cũng các vị thần linh theo truyền thống dân tộc. Cả thôn có 1 đội nghệ nhân cồng chiêng, 1 đội múa xoang và đang bảo quản 2 bộ chiêng quý gồm chiêng Tha và chiêng Goong. Đoàn nghệ nhân người dân tộc Brâu không chỉ biểu diễn trong các dịp lễ hội của làng, mà còn thường xuyên phục vụ khách du lịch ở khắp nơi đến với Đắk Mế.

Ngoài việc bảo tồn, lưu truyền các giá trị của cồng chiêng, người Brâu còn bảo tồn, chế tác và sử dụng nhiều loại nhạc cụ truyền thống, trong đó đàn Klông pút mang đặc trưng rất riêng. Người Brâu còn truyền dạy các điệu nhạc dân gian, hát ru, hát mừng lễ hội,…

Bên cạnh âm nhạc dân gian, cộng đồng dân tộc Brâu ở thôn Đắk Mế cũng có nên ẩm thực phong phú. Một số món ăn đặc trưng như gà nướng, cơm lam, các món ăn chế biến từ đọt may, nguyên liệu tự nhiên. Điểm nhấn trong ẩm thực của người Brâu là sử dụng và kết hợp các loại gia vị tạo nên hương vị cay, chua, ngọt đặc trưng hấp dẫn và mang bản sắc riêng.

 Các món ăn truyền thống của người Brâu được giới thiệu trong các cuộc liên hoan ẩm thực của địa phương. Đặc biệt, là rượu cần được chế biến từ men lá với quy trình chặt chẽ và bí quyết riêng, tạo hương vị đặc trưng. Đến nay, sản phẩm rượu cần men lá của đồng bào Brâu được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Rượu cần của dân tộc Brâu được ủ bằng men lá mang hương vị riêng
Rượu cần của dân tộc Brâu được ủ bằng men lá mang hương vị riêng

Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc rất ít người Brâu. Tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đầu tư, sửa chữa, xây dựng nhà rông, phục hồi, tổ chức nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc.

Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các đơn vị liên quan, địa phương hỗ trợ thành lập và duy trì đội văn nghệ thôn của dân tộc Brâu. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ 2 bộ Chiêng Tha, 2 bộ Chiêng Goang và trang thiết bị phục vụ các sinh hoạt tại nhà rông cho dân tộc Brâu. Qua đó, đã phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào đáp ứng nhu cầu nguyện vọng, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người Brâu.

Nhận thức được giá trị văn hóa của cộng đồng người Brâu và vị trí quan trọng của địa phương nằm trong vùng trọng điểm giao lưu văn hóa, kinh tế với 2 nước bạn Lào và Camphuchia, huyện Ngọc Hồi đã xây dựng Đề án Đầu tư, bảo tồn và phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Brâu. Thông qua đề án, từng bước triển khai các giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người dân tộc Brâu gắn với du lịch.

Trang phục của phụ nữ Brâu đơn giản với những họa tiết tinh tế
Trang phục của phụ nữ Brâu đơn giản với những họa tiết tinh tế

Ông Nguyễn Chí Tường, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi cho biết: Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Ngọc Hồi luôn dành sự quan tâm đặc biết đối với đồng bào Brâu. Thể hiện bằng việc huyện phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành của tỉnh triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ cho đồng bào Brâu; đồng thời, huyện cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư, hỗ trợ và tuyên truyền, vận động để giúp đồng bào Brâu phát triển kinh tế - xã hội. Với sự quan tâm đó, hiện nay đời sống của đồng bào Brâu đã đổi thay về mọi mặt, kinh tế phát triển, giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, con em được học hành.

Đặc biệt, với những giá trị văn hóa đặc sắc còn gìn giữ của đồng bào Brâu, huyện đã định hướng và xây dựng Làng Đăk Mế trở thành làng du dịch cộng đồng. Nhằm giúp đồng bào Brâu có thêm nguồn thu nhập và đặc biệt là quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo đó đến với du khách gần xa. 

Mặc dù cộng đồng dân tộc Brâu ở thôn Đắk Mế đã có nhiều khởi sắc về kinh tế -xã hội, đặc biệt là bản sắc văn hóa được bảo tồn và đang phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng. Song trên thực tế, nhiều lĩnh vực phát triển chưa thực sự ổn định và bền vững; đời sống người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn. Để phát triển toàn diện dân tộc Brâu, nhiều vấn đề cấp bách phải được ưu tiên giải quyết...

Tin cùng chuyên mục
Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Đi qua những bản làng của đồng bào dân tộc rất ít người ở Lai Châu: Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (Bài cuối)

Lai Châu hiện có 20 dân tộc sinh sống, với dân số khoảng trên 484.000 người, trong đó có 4 dân tộc Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. Nhờ các chính sách đối với của Đảng, Nhà nước, bộ mặt các bản làng dân tộc rất ít người của tỉnh Lai Châu dần thay đổi. Đặc biệt, giai đoạn 2021-2025, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thiết kế tiểu dự án 1, Dự án 9 về đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn nhằm giải quyết toàn diện những vấn đề cấp thiết của đồng bào.