Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới: Hiệu quả từ sự vào cuộc của những “hội viên danh dự”

Thúy Hồng - 15:12, 22/01/2024

Để thúc đẩy bình đẳng giới, Hội Phụ nữ các cấp đã có cách làm sáng tạo là kết nạp hội viên danh dự là những nam giới là người có uy tín, có năng lực truyền thông trên địa bàn thôn/bản/ấp/buôn. Việc tăng cường chính những người nam giới để tuyên truyền vận động thúc đẩy bình đẳng giới đã mang lại hiệu quả thiết thực về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới.

Nhiều hội viên danh dự là nam giới được kết nạp để thúc đẩy phong trào bình đẳng giới
Nhiều hội viên danh dự là nam giới được kết nạp để thúc đẩy phong trào bình đẳng giới

Xóm Làng Mười và xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là xóm có đông đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ khoảng 80% dân số của xóm, chủ yếu là dân tộ Dao. Trước đây, trong đồng bào DTTS luôn tồn tại tư tưởng trọng nam, khinh nữ, vẫn còn tình trạng bất bình đẳng giới với phụ nữ, trẻ em DTTS.

Những năm gần đây từ các hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, thúc đẩy bình đẳng giới… Đặc biệt từ khi triển khai thực hiện Dự án 8, Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em ở vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030) Hội liên hiệp Phụ nữ xã Dân Tiến triển khai mô hình “Kết nạp thành viên danh dự” để thúc đẩy bình đẳng giới là nam giới để tham gia vào công tác tuyên truyền vận động đã đạt nhiều kết quả tích cực. Giờ đây, việc chồng đi chợ, nấu cơm hay quét dọn nhà cửa nhiều hơn người vợ không còn là chuyện hiếm thấy trong các gia đình ở xóm Làng Mười.

Tại Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) đã bổ sung quy định về công nhận hội viên danh dự nhằm ghi nhận, tôn vinh những người có tầm ảnh hưởng, đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ, hoạt động Hội, trong đó, “Hội viên danh dự cũng có thể là nam giới”.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamBà Đỗ Thị Thu Thảo

Anh Vũ Văn Thiện, Phó Trưởng xóm Làng Mười, một trong những hội viên danh dự của Chi hội Phụ nữ xóm cho biết: Được kết nạp là hội viên danh dự của Hội, tôi thường xuyên đi vận động phái nam thường xuyên giúp đỡ phụ nữ từ những việc nhỏ như phụ giúp chị em rửa bát, quét nhà…Vào những ngày lễ như ngày 8/3 hoặc 20/10 nam giới trong xóm thường xuyên tổ chức các hoạt động kỷ niệm chúc mừng để chia sẻ, động viên chúc mừng chị em phụ nữ.

Theo anh Vũ Văn Thiện, đối với công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình thì cần có sự khéo léo, mềm mỏng. “Đối với vấn đề bạo lực gia đình thì phải vận động khéo léo từ cả hai phía. Bình đẳng giới là phải tuyên truyền cho cả nữ giới và nam giới hiểu nhau hơn, mới tạo được sự bình đẳng” anh Thiện cho biết.

Chia sẻ về mô hình kết nạp hội viên danh dự để thúc đẩy công tác bình đẳng giới, chị Phạm Thị Nhị, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Dân tiến cho biết: Trong năm 2023, trên địa bàn xã Dân Tiến đã kết nạp được 18 hội viên danh dự. Đây đều là những tấm gương có uy tín trong các tổ chức đoàn thể của thôn xóm được hội kết nạp để phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền vận động bình đẳng giới hiệu quả hơn.

Còn đối với huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, công tác này cũng được tích cực triển khai. Theo đó đến nay, 18/18 tổ chức hội đã thực hiện kết nạp được trên 200 hội viên danh dự là nam giới phối hợp thực hiện hiệu quả công tác thúc đẩy bình đẳng giới.

Theo bà Lương Thị Thủy, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bắc Sơn, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã chỉ đạo các tổ chức hội quan tâm thực hiện nội dung này. Trong quá trình thực hiện, các cấp hội đã lựa chọn những người sống tại địa phương, tích cực trong hỗ trợ phụ nữ để kết nạp là hội viên danh dự.

“Việc kết nạp hội viên danh dự nhằm vận động thu hút nam giới, những người có tiếng nói, tầm ảnh hưởng, có nhiều đóng góp trong xã hội đồng hành cùng các cấp hội phụ nữ. Qua đây góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ” bà Lương Thị Thủy cho biết.

Việc kết nạp hội viên danh dự là nam giới sẽ góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS
Việc kết nạp hội viên danh dự là nam giới sẽ góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền thúc đẩy bình đẳng giới vùng đồng bào DTTS

Qua thực tiễn, hoạt động của các cấp Hội LHPN tại cơ sở đều có sự tham gia tích cực của nam giới. Đặc biệt, trong một số hoạt động đặc thù như: tuyên truyền về bình đẳng giới, bạo lực gia đình… thì sự có mặt của nam giới là rất cần thiết. Không chỉ vậy, sự tham gia của nam giới là lãnh đạo, người uy tín tại địa phương giúp cho hiệu quả công tác hội, phong trào phụ nữ đạt được kết quả tốt hơn, có thể tháo gỡ nhiều khó khăn trong công tác hội với cấp ủy, chính quyền. Đồng thời, nam giới cũng sẽ hiểu, chia sẻ hơn với chị em phụ nữ để động viên, hỗ trợ trong hoạt động công tác xã hội.

Theo báo cáo của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tính đến thời điểm này, đã có 55 Hội LHPN tỉnh, thành phố tổ chức kết nạp, công nhận 20.500 hội viên danh dự, đa phần là nam giới, đóng góp và ủng hộ tích cực cho các hoạt động Hội…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đỗ Thị Thu Thảo, tại Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) đã bổ sung quy định về công nhận hội viên danh dự nhằm ghi nhận, tôn vinh những người có tầm ảnh hưởng, đóng góp tích cực cho phong trào phụ nữ, hoạt động Hội, trong đó, “Hội viên danh dự cũng có thể là nam giới”.

Việc kết nạp hội viên danh dự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hội phụ nữ các cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hội. Thời gian tới, các cấp hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành hội viên danh dự đến người dân; đồng thời tích cực triển khai các giải pháp để thu hút, vận động người dân tham gia tổ chức hội, qua đây góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. 

Tin cùng chuyên mục
Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Thách thức nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây Nghệ An: Tăng cường truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho người dân (Bài 2)

Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, trong đó nổi cộm là địa bàn sinh sống của đồng bào DTTS chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế khó khăn; trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế..., đã tạo "đất sống" cho những hủ tục, tập quán lạc hậu tồn tại. Đây chính là những thách thức lớn làm ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng dân số vùng miền Tây xứ Nghệ. Thực tế, đã có nhiều giải pháp khắc phục hạn chế được đưa ra, trong đó là việc tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân.