Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Kon Tum: Xây dựng 281 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

Ngọc Chí - 08:07, 27/12/2023

Ngày 25/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc phát biểu tại Hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc phát biểu tại Hội nghị

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 07/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG 1719; trong đó đối với Dự án 8 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch để chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.

Sau 3 năm triển khai, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã chủ động, nỗ lực thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu, một số chỉ tiêu dự án thực hiện đạt và vượt so với chỉ tiêu đã được xác định theo Kế hoạch, góp phần nâng cao nhận thức thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới trong người dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Toàn tỉnh đã xây dựng 281/274 nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng, vượt 102% kế hoạch giai đoạn đề ra; thành lập mới 30/30 địa chỉ tin cậy hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình, đạt 100% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra...

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị

Bên cạnh những kết quả mà các cấp Hội Phụ nữ đã đạt được trong thời gian qua, quá trình thực hiện Dự án 8 vẫn còn những khó khăn vướng mắc, cơ chế chính sách, một số nội dung Trung ương Hội tạm thời chưa triển khai trong năm 2023; một số hoạt động triển khai còn chậm so với kế hoạch, tiến độ giải ngân còn thấp hơn so với nguồn vốn được phân bổ và còn chậm... Đồng thời, thực tế vẫn còn nhiều vấn đề xã hội cấp thiết liên quan trực tiếp đến đời sống của phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào DTTS và miền núi, như: Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực giới... chưa được giải quyết triệt để.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Dự án 8 nói riêng trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Y Ngọc đề nghị: Hội LHPN tỉnh (cơ quan thường trực triển khai Dự án 8) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, chú trọng tuyên truyền trực quan, làm tốt công tác phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương cách làm hay, mô hình điển hình, tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện Chương trình; vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, các hoạt động đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và giám sát phản biện xã hội, nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS. 

Các Sở, ngành được giao nhiệm vụ phối hợp triển khai Dự án cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với Hội LHPN tỉnh để triển khai đạt các chỉ tiêu đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi để các cấp Hội phát huy vai trò trong triển khai các Dự án tại địa phương cũng như tổ chức, hỗ trợ cho hội viên, phụ nữ tỉnh nhà có cơ hội vươn lên khẳng định vai trò chủ thể của mình trong xây dựng cộng đồng góp phần xây dựng quê hương phát triển.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.