Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tăng cường kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng DTTS

Phương Linh - 06:03, 24/12/2023

Với nhiều giải pháp sáng tạo, đa dạng các biện pháp tiếp cận, thời gian qua các ngành, các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi. Qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, bình đẳng giới cho trẻ vị thành niên, thanh niên DTTS.

Giáo dục giới tính được làm tốt trong cộng đồng sẽ góp phần làm giảm gánh nặng cho chăm sóc y tế, giảm các vấn đề xã hội.
Giáo dục giới tính được làm tốt trong cộng đồng sẽ góp phần làm giảm gánh nặng cho chăm sóc y tế, giảm các vấn đề xã hội.

Đa dạng các biện pháp tuyên truyền

Do đặc thù của vùng DTTS và miền núi là địa hình đi lại khó khăn, còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, như tục lấy vợ, lấy chồng sớm, kéo vợ… tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục của thành niên, thanh niên vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa …

Để nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản, thúc đẩy bình đẳng giới, ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương đã đa dạng các biện pháp tăng cường hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho thanh niên DTTS.

Theo Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025, sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của vị thành niên, thanh niên. Đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.  

Tại nhiều địa phương, những năm qua cũng đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản, cho đối tượng vị thành niên, thanh niên. Cụ thể như tại Lào Cai, để giúp trẻ thành niên, thanh niên trang bị những kiến thức về sức khoẻ sinh sản, Chi cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Lào Cai đã phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động như: tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình cho vị thành niên, thanh niên, truyền thông với hình thức sân khấu hóa… nhằm cung cấp thông tin, kiến thức về giới tính, sức khoẻ sinh sản cho trẻ thành niên, thanh niên, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

(Ban Chuyên đề - Chuyên đề Cục Dân số) Tăng cường kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản ở vùng DTTS 1
Cán bộ y tế cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở huyện Bát Xát, Lào Cai

Trường Cao đẳng Lào Cai là một trong số những đơn vị được Chi cục Dân số - KHHGĐ phối hợp, tổ chức nhiều nội dung tuyên truyền về sức khỏe sinh sản Thông qua tiểu phẩm, các bạn trẻ cùng trao đổi, chia sẻ thắc mắc về sức khỏe sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cũng như những vấn đề trong cuộc sống. Em Lục Quang Thắng, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai chia sẻ: Em rất cần những kiến thức chăm sóc sức khỏe lứa tuổi vị thành niên, trang bị cho bản thân những kiến thức thật tốt để tránh bị lây nhiễm những căn bệnh xã hội.

Bà Vi Thị Việt Hà, Trưởng khoa Truyền thông, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lào Cai cho biết: Việc cung cấp về những kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em ở lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là rất quan trọng và cấp thiết. Qua đó, các em hiểu rõ những kiến thức, kỹ năng bản lề, vận dụng trong cuộc sống. Đặc biệt là giảm thiểu tình trạng sinh con trong lứa tuổi vị thành niên, thanh niên.

Tại Sơn La, trong những năm qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục giới tính học đường đã giúp các em vùng DTTS tỉnh Sơn La nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản mà còn góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn. Theo ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, cùng với công tác dạy và học, những năm qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản; hệ lụy của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Theo đó, các trường học không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền với nhiều cách làm phong phú, sáng tạo như: sân khấu hóa, thi vẽ tranh với các hình ảnh trực quan, sinh động; phát tờ rơi, tập huấn kỹ năng truyền thông về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi

Giáo dục giới tính học đường

Tuổi vị thành niên từ 10 – 19 tuổi là thời kỳ phát triển đặc biệt với hàng loạt biến đổi nhanh chóng cả về thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội. Đây là giai đoạn được xem như "chuyển giao" từ trẻ em thành người trưởng thành.

Ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ gặp phải các nguy cơ: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn…

Theo ThS.BS Nguyễn Tân Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, Cục DS-KHHGĐ cho biết: Giáo dục giới tính học đường không chỉ giúp học sinh nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản mà còn góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thông qua các buổi truyền thông, các em được cung cấp kiến thức về giới, bình đẳng giới, kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên/thanh niên; giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, đề cao tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu lành mạnh tuổi học trò. Đặc biệt, các em sẽ được cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kỹ năng ứng xử trước sự thay đổi về tâm, sinh lý tuổi dậy thì; một số vấn đề khó nói trong tình bạn khác giới, tình yêu, tình dục, giúp các em biết cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai ngoài ý muốn; đối phó với tệ nạn xâm hại tình dục.

Việc tăng cường tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới tính, đã nâng cao kiến thức, kỹ năng cho vị thành niên, thanh niên DTTS. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tầm vóc, thể lực người Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.