Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hòa Bình: Quan tâm thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Văn Hoa - 18:58, 20/12/2023

Thực hiện Dự án 8 về Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều nội dung, phần việc nhằm góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS.

Thực hiện tốt Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 sẽ góp phần từng bước nâng cao kiến thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Thực hiện tốt Dự án 8, Chương trình MTQG 1719 sẽ góp phần từng bước nâng cao kiến thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Theo Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình, nhu cầu kinh phí theo Đề án sử dụng nguồn vốn Trung ương giai đoạn 2021-2025, là 85 tỷ 080 triệu đồng. Trong đó, nội dung 1 về hoạt động tuyên truyền vận động thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em, kinh phí 42 tỷ 976 triệu đồng. Nội dung 2, xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em kinh phí 24 tỷ 660 triệu đồng;

Nội dung 3, đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị, kinh phí 13 tỷ 748 triệu đồng. Nội dung 4, trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng, kinh phí 3 tỷ 696 triệu đồng.

Kết quả thực hiện năm 2022 – 2023, tỉnh Hòa Bình đã phân bổ 29 tỷ 554 triệu đồng vốn sự nghiệp để thực hiện 04 nội dung. Kết quả giải ngân đến ngày 31 tháng 10 năm 2023, vốn sự nghiệp 9 tỷ 105 triệu đồng.

Hiện nay, tỉnh Hòa Bình đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung. Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án đang được tháo gỡ. Dự kiến sẽ cơ bản thực hiện được mục tiêu từng bước nâng cao kiến thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.