Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Đẩy mạnh truyền thông thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Hà Linh - L.Minh - 05:02, 02/12/2023

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), sáng 1/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.

Màn chào hỏi ấn tượng của thôn Mã Pí Lèng, xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, Hà Giang)
Màn chào hỏi ấn tượng của thôn Mã Pí Lèng, xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, Hà Giang)

Tham gia Hội thi có 6 đội đến từ 6 thôn trên địa bàn xã. Các đội thi trải qua 3 phần thi gồm: Chào hỏi, thi kiến thức và xử lý tình huống. Nội dung thi xoay quanh các vấn đề thuộc Dự án 8 - Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; cụ thể là giải pháp trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ DTTS trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách giới, thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.

Phần thi xử lý tình huống của đội thôn Kho Tấu xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang)
Phần thi xử lý tình huống của đội thôn Kho Tấu xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang)

Qua Hội thi nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ; phát huy vai trò, trách nhiệm của hội viên, phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội; từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp truyền thông có hiệu quả trong công tác tuyên truyền xóa bỏ định kiến giới, phòng ngừa bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích và các giải phụ cho đội thi.

Phần thi Kiến thức của hai đội thôn Mã Pì Lèng và thôn Sà Lủng, xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang).
Phần thi Kiến thức của hai đội thôn Mã Pì Lèng và thôn Sà Lủng, xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang).

Pả Vi là xã còn nhiều khó khăn của huyện Mèo Vạc, toàn xã có hơn 700 hộ, hơn 3.400 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36%, dân tộc Mông chiếm 92%. Từ khi triển khai Dự án 8, Hội Liệp hiệp Phụ nữ xã Pả Vi đã tổ chức nhiều hoạt động như: Ra mắt các tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn, tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện bình đẳng giới, lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và chị em phụ nữ các thôn trên địa bàn. Thường xuyên nắm bắt những vấn đề bức thiết liên quan đến phụ nữ và trẻ em để kịp thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có biện pháp giải quyết kịp thời...

Lãnh đạo xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) trao giải Nhất cho thôn Mã Pí Lèng, giải nhì cho thôn Pả Vi Thượng.
Lãnh đạo xã Pả Vi (Mèo Vạc, Hà Giang) trao giải Nhất cho thôn Mã Pí Lèng, giải nhì cho thôn Pả Vi Thượng.
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.