Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Ủy ban Dân tộc: Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn khu vực Tây Nam Bộ

Như Tâm - 18:26, 07/01/2021

Ngày 7/1, tại TP Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn khu vực Tây Nam Bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối 135, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn khu vực Tây Nam Bộ có 95 xã khu vực III, 14 xã biên giới và 417 ấp đặc biệt khó khăn của 10 tỉnh, thành phố thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Sau 5 năm thực hiện, Chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng đồng bào DTTS.

Tổng vốn giai đoạn 2016 - 2020, các địa phương đã huy động nguồn lực thực hiện Chương trình với kinh phí 1.721.345 triệu đồng (bằng 7,1% vốn Chương trình 135 cả nước); trong đó, vốn đầu tư phát triển là 1.259.114 triệu đồng, chiếm 73%. Từ nguồn vốn này, đã triển khai xây dựng 1.613 công trình, có 831/868 công trình do xã làm chủ đầu tư, chiếm tỷ lệ 96%. Mở được hơn 336 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở với hơn 6. 624 lượt người tham dự. Tổ chức trên 16 đợt tham quan tập huấn, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình.

Riêng năm 2020, Ban Dân tộc - Tôn giáo các tỉnh, thành phố phối hợp với các cấp, ngành có liên quan tập trung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chương trình 135 về các hợp phần Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn đặc biệt khó khăn. Trên địa bàn có 102 xã khu vực III, xã biên giới và 313 ấp đặc biệt khó khăn thuộc 10 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện với tổng kinh phí trên 256,71 tỷ đồng. Đã triển khai xây dựng trên 315 công trình cơ sở hạ tầng, với 253 công trình xây mới; đã hoàn thành trên 301 công trình; giải ngân trên 181,32 tỷ đồng, đạt trên 70% kế hoạch vốn.

Riêng tỉnh Trà Vinh, thực hiện vốn viện trợ của Chính phủ Ai Len với kinh phí 9.900 triệu đồng, triển khai đầu tư 10 danh mục công trình tại 7 xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135.

Tại Hội thảo, hầu hết các đại biểu đều nhận định, Chương trình 135 là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS trên địa bàn. Tuy nhiên, để thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách dân tộc..., trong thời gian tới, cần bổ sung thêm về nguồn nhân lực; nguồn vốn đầu tư các dự án thành phần...

Phát biểu tổng kết Hội thảo, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Lê Sơn Hải đánh giá cao những ý kiến, đề xuất của các Ban Dân tộc, đồng thời khẳng định, những ý kiến đề xuất, đóng góp của các đại biểu là rất xác thực. Thứ trưởng yêu cầu các địa phương cần tập trung kiện toàn bộ máy nhân sự để có những sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là khung nhân lực để các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trong giai đoạn 2021-2030.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.