Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tự ý bán tài sản trên đất, làm khó cả chính quyền lẫn dân

Phạm Việt Thắng - 09:40, 22/08/2022

Để xây dựng công trình thuỷ điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương (Nghệ An), đã phải giải phóng hàng trăm ha đất cho các nhà thầu mượn để làm khu lán trại, nhà điều hành. Công trình hoàn thành, thay vì bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư để làm thủ tục trả lại cho huyện, thì các nhà thầu lại tự ý bán nhà cho người dân, gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải toả, quy hoạch sử dụng đất.


Khu lán trại công nhân được ông Vi Thanh Bình mua lại với giá 50 triệu đồng
Khu lán trại công nhân được ông Vi Thanh Bình mua lại với giá 50 triệu đồng

Bán nhà trên đất

Để xây dựng công trình thuỷ điện Bản Vẽ, vào năm 2004, UBND huyện Tương Dương đã giải phóng mặt bằng bàn giao cho đầu tư là Ban quản lý dự án thuỷ điện 2 mượn đất, để các nhà thầu thi công làm lán trại cho công nhân, nhà điều hành. Năm 2011, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, thay vì phải bàn giao mặt bằng sạch cho huyện quản lý, thì nhiều nhà thầu đã tự ý bán nhà trên đất cho một số hộ dân, dẫn đến công tác thu hồi đất để quy hoạch đưa vào sử dụng rất khó khăn, và ngay cả những hộ dân mua tài sản đó cũng đang sống thấp thỏm vì đất không có giấy tờ.

Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tương Dương, thì số diện tích đất đến nay, chủ đầu tư chưa bàn giao cho huyện là 76,76 ha. Trong đó, hơn 5,4 ha rất khó thu hồi. Lý do là năm 2011, sau khi thi công xong công trình, một số nhà thầu đã tự ý bán nhà trên đất cho 66 hộ dân. Một số hộ đã làm nhà kiên cố, số nữa đang sinh sống trong các khu lán trại cũ.

Anh Vi Văn Xay, hiện đang ở trong khu nhà điều hành của Công ty Cavico trước đây cho biết: Trước nhà anhh ở bản Khe Ò, nhưng vì ở đó sạt lở, nên bố mẹ anh mua lại khu nhà này với giá 10 triệu đồng. Hỏi, anhh có giấy tờ mua bán gì không thì anh Xay cho biết: “Chỉ nói miệng, đưa tiền vậy thôi”. Hỏi tiếp anh Xay, sau khi mua khu nhà này, phía công ty có quay lại để làm các thủ tục gì không, anh nói: Không.

Giấy giao nhà giữa đại diện nhà thầu và ông Vi Thanh Bình
Giấy giao nhà giữa đại diện nhà thầu và ông Vi Thanh Bình

Ông Vi Thanh Bình đã có nhà ở bản Có Phảo, nhưng khi Chi nhánh Công ty CP Sông Đà 410 bán nhà trên đất, thì ông đã mua với giá 50 triệu đồng, tuy nhiên trong giấy nhận tiền chỉ ghi 45 triệu, còn 5 triệu nữa, theo ông Bình là “người trông coi nhận riêng”.

Khu nhà ông Bình mua là khu nhà ở của công nhân, với hai dãy nhà xây tương đối kiên cố. Hiện, gia đình vừa sinh sống vừa làm xưởng mộc ở đây. Ông Bình bày tỏ: “Lỡ mua lại nhà của họ rồi, giờ muốn được chính quyền quan tâm, quy hoạch sao đó để gia đình có một xuất đất ở chừng vài trăm mét vuông, chứ ở thế này, cả nhà cứ lo lắng vì đất không có bìa đỏ”.

Tương tự, bà Lương Thị Mai cho biết, gia đình bà trước đây sinh sống ở bản Khe Chống. Do vợ chồng bà có công trông coi kho tàng cho Công ty Cavico nên được ông Trần Văn Xin – Trưởng Ban điều hành cho hai gian nhà sát mặt đường, trước đây là nhà của ban điều hành. Kể từ đó gia đình chuyển đến bản Vẽ để sinhh sống.

Trao đổi với ông Lương Bá Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Na chúng tôi được biết: Ở thời điểm đó, khu dân cư thuộc bản Khe Ò có vài điểm sạt trượt rất nguy hiểm, xã và huyện cho di dời khẩn cấp 7 hộ, và họ được phép tự tìm kiếm chỗ ở tạm, nên họ đã mua lán trại cũ của một số nhà thầu để ở; số còn lại là tự mua bán với nhau, xã không biết.

Anh Vi Văn Xay cho biết, gia đình anh mua khu nhà điều hành này với giá 10 triệu đồng
Anh Vi Văn Xay cho biết, gia đình anh mua khu nhà điều hành này với giá 10 triệu đồng

Rất khó giải toả

Cũng theo Phó Chủ tịch xã Yên Na thì, huyện Tương Dương đã mở nhiều cuộc họp, và Chủ tịch huyện đã chỉ đạo rất quyết liệt nhưng cho đến nay, vẫn chưa giải phóng được mặt bằng. “Khi các công ty rút đi, họ tự ý bán tài sản trên đất cho dân mà không hề báo với chính quyền địa phương. Bà con, thì một số không hiểu quy định của pháp luật, một số biết nhưng vẫn mua, coi như chuyện đã rồi. Xã đã họp dân nhiều lần, vận động bà con bàn giao mặt bằng, nhưng bà con đang còn nhiều đề xuất, cho nên chúng tôi cũng chỉ biết kiểm đếm để báo cáo lên huyện”- ông Lương Bá Truyền cho hay.

Giấy nhận tiền giữa đại diện nhà thầu và ông Vi Thanh Bình
Giấy nhận tiền giữa đại diện nhà thầu và ông Vi Thanh Bình

Trong lúc đó, ông Nguyễn Phùng Hùng – Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tương Dương, khẳng định: “Trước hết, trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư là Công ty thuỷ điện Bản Vẽ. Vì theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư phải hoàn trả mặt bằng sạch trước khi bàn giao đất cho địa phương quản lý. Nhưng, khi thi công xong công trình, chủ đầu tư lại để cho các nhà thầu bán tài sản trên đất, để cho bà con tiếp tục sử dụng tài sản gắn liền với đất, dẫn đến khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng. Trong lúc đó, các nhà thầu thì hoặc đã giải tán, hoặc không có mặt tại địa phương để phối hợp giải quyết”.

Làm việc với lãnh đạo Công ty thuỷ điện Bản Vẽ, ông Tạ Hữu Hùng,Giám đốc Công ty cho rằng, việc các nhà thầu tự ý bán nhà cửa và công trình phụ trợ là sai. Về phía công ty, chúng tôi không thoái thác trách nhiệm mà vẫn đang phối hợp chặt chẽ với huyện Tương Dương, xã Yên Na để từng bước bàn giao đất. Cụ thể, chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện cắm mốc ranh giới khu đất 76,76 ha, đồng thời cũng đã trích đo, lập hồ sơ hiện trạng sử dụng đất theo bản đồ trích lục địa chính số 37/2012/BĐ.ĐC. Ngoài ra, do dịch bệnh nên kiến nghị của chúng tôi với huyện là thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để có phương án xử lý, đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Vĩnh Long: Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Chòm riêng chà pây của đồng bào Khmer

Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long thông tin, trong năm 2024, Ban Dân tộc đã phối hợp Trường Năng khiếu Nghệ thuật và Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Long cùng UBND các huyện, thị xã có đông đồng bào Khmer, các chùa Khmer trên địa bàn, mở các lớp truyền dạy văn hóa nghệ thuật nói chung và loại hình nghệ thuật Chòm riêng chà pây cho đồng bào Khmer địa phương. Việc truyền dạy nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống đồng bào Khmer.